Hóa đơn tiền điện tháng 3 tăng “bất thường”, vì sao?
EVN Hà Nội lý giải nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng cao | |
Hóa đơn tiền điện, chủ đề lại nóng vào đầu hè |
Tiền điện tăng có “bất thường”?
Theo phản ánh của nhiều độc giả, trong khi tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều hộ gia đình gặp không ít khó khăn về việc phải dừng công việc, thực hiện cách ly xã hội…Trước những khó khăn ấy, nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã chung tay cùng Chính phủ hỗ trợ các gia đình vượt qua giai đoạn khó khăn. Trong đó, ngày 1/4, Bộ Công Thương đã có đề xuất với Chính phủ về việc giảm 10% giá điện cho tất cả các đối tượng khách hàng sử dụng điện trong 3 tháng (từ tháng 4-6/2020).
Tiền điện chính thức được Bộ Công Thương điều chỉnh giảm 10% giá điện từ kỳ hóa đơn tháng 5-7/2020. |
Tuy nhiên, trong khi người dân vẫn còn đang “dài cổ” ngóng giá điện giảm từng ngày, thì tại kỳ thanh toán hóa đơn tiền điện tháng 4/2020, nhiều gia đình đã rất bất ngờ về việc tiền điện cao hơn những tháng trước đó. Ông Đỗ Hữu Ngọc - Thành phố Việt Trì, Phú Thọ cho biết, tháng 2/2020 hóa đơn thanh toán tiền điện của gia đình tôi chỉ ở mức hơn 1,4 triệu đồng/tháng, nhưng trong tháng 3/2020 thì tiền điện của gia đình tôi đã tăng lên 2,1 triệu đồng, mặc dù theo tính toán mức tiêu dụng điện và thiết bị sử dụng điện không đổi.
“Từ ngày 1/4/2020, vợ chồng tôi mới chính thức ở nhà nhiều hơn do thực hiện cách ly xã hội, vì thế nếu tiền điện tăng thì tăng trong tháng 4 này mới hợp lý. Trong khi đó, tháng 3 cũng không phải là tháng cao điểm sử dụng các thiết bị điện vì thời tiết vẫn còn khá lạnh, đây thực sự là nghịch lý”, ông Đỗ Hữu Ngọc cho hay.
Đồng quan điểm với ông Đỗ Hữu Ngọc, bà Nguyễn Thị Hằng - Thành phố Phủ Lý, Hà Nam cho rằng, hóa đơn tiền điện của gia đình bà trong tháng 3/2020 cũng có sự tăng vọt bất thường lên gần 150% so với tháng liền kề trước đó.
“Tháng 3/2020 chưa có đợt nắng nóng cao điểm nào, do đó nhiều thiết bị tiêu thụ điện nhiều như điều hòa, quạt, gia đình tôi không hề sử dụng. Ngoài ra, thiết bị điện trong nhà cũng chỉ có các vật dụng thông thường như tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện, thiết bị chiếu sáng, bếp từ…và mức sử dụng điện so với tháng 2 gần như không có nhiều sự thay đổi. Thế nhưng, trong khi tháng 2 hóa đơn tiền điện của gia đình tôi chỉ có 900 nghìn đồng/tháng, thì hóa đơn tiền điện của tháng 3/2020 đã tăng lên hơn 1,2 triệu đồng/tháng. Tôi nghĩ chắc EVN đang có “cách tính giá điện mới” trước khi thực hiện giảm 10% giá điện theo đề xuất của Bộ Công Thương”, bà Hằng bày tỏ.
Cũng theo chị Đỗ Hạnh - Thành phố Hòa Bình, Hòa Bình, tôi không thể hiểu nổi ngành điện chốt số như thế nào, cũng với các thiết bị sử dụng điện như tháng 2/2020, hóa đơn tiền điện tháng 3/2020 của gia đình tôi lại tăng lên gấp đôi. Từ mức 325 nghìn đồng/tháng của tháng 2, thì trong tháng 3 hóa đơn tiền điện đã tăng lên 728 nghìn đồng/tháng.
"Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 này, mức tăng như vậy đối với gia đình tôi là quá nhiều và quá bất thường. Trong khi cả nước chung tay chống dịch, các dịch vụ đều giảm để hỗ trợ người dân thì ngành điện lại có hóa đơn tăng giá. Phải chăng tăng giá tháng này để bù lỗ cho những tháng sau giảm 10%, đây là nghịch lý của sự độc quyền?”, chị Hạnh bức xúc.
Mức tăng có tính quy luật?
Trước phản ánh của khách hàng về việc giá điện tháng 3/2020 tăng bất thường, mới đây EVN đã có lý giải về vần đề này và cho rằng, việc hóa đơn tiền điện tăng trong tháng 3/2020 là có tính quy luật theo thời tiết hàng năm. Đặc biệt là khu vực miền Nam bắt đầu chuyển sang nắng nóng. Riêng tháng 3/2020, có một số đợt nắng nóng gay gắt và kéo dài, với mức nhiệt độ trên 35 độ C. Việc sử dụng các thiết bị làm mát tiêu thụ nhiều điện năng, nhất là máy lạnh là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới lượng điện tiêu thụ tăng.
Cũng theo EVN, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, học sinh nghỉ học dài ngày, người dân hạn chế ra đường, thực hiện giãn cách xã hội. Do đó, việc sử dụng điện sinh hoạt tăng nhiều hơn bình quân hằng năm. Thống kê của ngành điện cũng cho thấy, lượng điện sinh hoạt trên toàn quốc tháng 3/2020 tăng 8,55% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thành phố Hà Nội tăng 17% và thành phố Hồ Chí Minh tăng 13% so với cùng kỳ năm 2019.
Không đồng tình với cách lý giải về việc hóa đơn tiền điện tăng của EVN, ông Đỗ Hữu Ngọc cho biết, gia đình tôi vẫn duy trì sinh hoạt và sử dụng điện bình thường như nhiều tháng trước đó. Trong khi đó, tháng 3 hai vợ chồng tôi vẫn đi làm bình thường và chỉ thực hiện việc giãn cách xã hội từ 1/4, còn về việc các con ở nhà và học trực tuyến thì chủ yếu học qua máy tính, hoặc điện thoại, do đó mức tiêu thụ điện không thể tăng đột biến như vậy. Trong khi đó, miền Bắc trong tháng 3 không có đợt nắng nóng như miền Nam, do đó các thiết bị làm mát không sử dụng đến. EVN lý giải như vậy là không hợp lý.
“Điều bất thường là không chỉ có nhà tôi, mà nhiều gia đình khác hóa đơn cũng tăng giá khủng khiếp như vậy. Với những gia đình có điều kiện thì không nói, nhưng với các gia đình khó khăn, thì mức tăng như thế này trong thời điểm dịch bệnh khiến cuộc sống của họ sẽ càng trở nên khó khăn hơn”, ông Đỗ Hữu Ngọc nói.
Trước đó theo EVN, dự báo về tình hình hóa đơn tiền điện của khách hàng tăng cao, các Tổng công ty điện lực đã chủ động thông tin lưu ý khách hàng để khách hàng kiểm tra việc sử dụng điện của mình; tăng cường tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của khách hàng qua Trung tâm Chăm sóc khách hàng…Đặc biệt, theo EVN, trong vòng 24 giờ kể từ khi tiếp nhận ý kiến của khách hàng về hóa đơn tiền điện, nhân viên điện lực sẽ phối hợp cùng khách hàng đối soát chỉ số đồng hồ, lượng điện tiêu thụ trong kỳ, hóa đơn tiền điện; với những hóa đơn có mức tăng trên 30%, các tổng công ty điện lực sẽ tiến hành phúc tra 100% chỉ số công tơ trước khi phát hành tới khách hàng. Việc phúc tra sẽ do bộ phận độc lập thực hiện.
Cũng liên quan đến việc giảm giá điện, ngày 9/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3/2020 tại văn bản số 41/NQ-CP; trong đó, giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện việc giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện để tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 theo đề xuất của Bộ Công Thương tại văn bản số 22/BC-BCT ngày 1/4/2020.
Sau khi nhận được Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ, ngày 10/4/2020, Bộ Công Thương đã khẩn trương dự thảo Văn bản hướng dẫn chi tiết và gửi xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan để hoàn thiện theo đúng quy định của pháp luật trước khi chính thức phát hành văn bản chỉ đạo EVN thực hiện giảm giá điện, giảm tiền điện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời, yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương, EVN chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện việc giảm giá điện, giảm tiền điện trong 3 tháng từ tháng 4 - 6/2020 (bắt đầu tính từ kỳ hóa đơn tháng 5-7/2020).
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tiêu dùng 28/10/2024 20:30
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10
Tiêu dùng 26/10/2024 15:37
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến
Tiêu dùng 25/10/2024 21:00
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô
Tiêu dùng 24/10/2024 21:49
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít
Tiêu dùng 24/10/2024 15:42
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Tiêu dùng 20/10/2024 13:08
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng
Tiêu dùng 19/10/2024 15:07
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Tiêu dùng 15/10/2024 11:52
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10
Tiêu dùng 11/10/2024 22:33
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh
Tiêu dùng 11/10/2024 17:07