Hòa Bình: Chặt đào, phá quất chiều 30 Tết…không chỉ là sự ích kỷ
100 nghìn tấn thịt lợn sẽ được nhập khẩu trong Quý I/2020 | |
Đào chết khô trước Tết, người trồng lo lắng thất thu | |
Ngắm vườn đào “xuyên hai thế kỷ” cực hiếm ở Hà Nội |
Dạo quanh một vòng thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), không khó để chúng tôi bắt gặp hình ảnh các điểm kinh doanh đào, quất, mai…phục vụ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 vẫn còn bày bán la liệt. Nhìn thoáng qua nét mặt của các tiểu thương, sự chán nản, buồn bã hiện rõ trên gương mặt cùng những lời rao bán hạ giá, xả hàng…về ăn Tết.
Tiểu thương chặt bỏ quất cảnh chiều 30 Tết ở Hòa Bình |
Anh Thắng, một tiểu thương kinh doanh quất cảnh ở khu vực Quảng trường Thành phố Hòa Bình buồn bã cho biết, từ đầu giờ chiều 30 Tết đến giờ, nhiều người bán đào, quất đã phải hạ giá bán xuống mức thấp nhất, nhiều cây quất nhỏ để bàn hiện có giá bán 10.000 đồng/1 cây cũng không ai mua. Trong khi đó, những loại cây quất đẹp, to, tạo kiểu…mấy ngày trước có giá vài trăm, đến vài triệu đồng, nhưng chiều 30 bán hạ giá 100.000 đồng/1 cây cũng chưa bán được.
“Chúng tôi đã phải hạ giá, cắt lỗ để bán cho hết đào, quất nhưng đến giờ vẫn còn khá nhiều. Trong khi đó, nhiều người dân đến tìm mua đào, quất vào chiều 30 Tết vẫn còn cò kè, bớt giá khiến nhiều người kinh doanh rất buồn. Thậm chí, một số người đã phải chặt bỏ quất…”, anh Thắng buồn bã chia sẻ.
Đào rừng bị bỏ lại chiều 30 Tết |
Cùng chung số phận của những cây quất cảnh, tình hình kinh doanh của các tiểu thương buôn bán đào thế, đào phai cũng không “thoát” thảm cảnh ế ẩm. Nếu như với đào thế, chỉ 2 – 3 ngày trước vẫn còn có giá bán cả triệu đồng/1 cây, thì chiều 30 Tết đã phải giảm giá bán xuống mức thấp nhất từ 200.000 – 250.000 đồng/1 cây, nhưng vẫn còn ế ẩm. Thậm chí, không ít các tiểu thương đã phải ngậm ngùi chặt bỏ quất, đào. Đau xót hơn, có những người thậm chí còn “bỏ của chạy lấy người”, bỏ mặc cho người dân “hôi của”.
Trước thực trạng chặt bỏ đào, quất, chứ không chịu để người dân ép giá bán…nhiều người cho rằng, đây là hành động không chỉ thể hiện sự lãng phí, mà còn thể hiện tư duy kinh doanh ích kỷ, buôn bán chộp giật. Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, xét về mặt kinh tế, hiện tượng chặt, phá bỏ đào, quất vẫn diễn ra trên thị trường Việt Nam. Nguyên nhân một phần là do cận Tết khi nhu cầu thị trường tăng cao, thì nhiều chủ hàng tranh thủ hét giá lên tận mây xanh, tư duy buôn bán theo kiểu “chặt”, “bóp” được ai nấy làm…
Nhân viên vệ sinh môi trường Thành phố Hòa Bình thu dọn quất cảnh sau khi bị tiểu thương bỏ lại |
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên cũng là do sự đắt đỏ nên ở Việt Nam, nhiều khi chỉ có đại gia hoặc những người có kinh tế khá giả mới dám mua đào, mai, hoa, cây cảnh để chơi trước tết hàng tuần, hàng tháng. Còn những người có thu nhập ở mức trung bình, họ chỉ dám nghĩ đến những món ăn tinh thần này khi đã tạm yên tâm vì lo được cái Tết cho gia đình.
Đành rằng hoa, cây cảnh ngày giáp Tết rất dễ bị ép giá rẻ, tiểu thương không muốn bán bởi giá tiền không bõ với công sức họ bỏ ra. Nhưng rõ ràng, ngay từ đầu, chính những tiểu thương ấy thấy người dân mến mộ hoa nên nâng giá vượt lên giá thật của hoa, khiến không ai mua và cuối cùng hoa ế. Dẫn đến việc chặt, phá đào quất vào cuối ngày 30 Tết. Tuy nhiên, hình ảnh này cũng thể hiện hành vi thiếu văn hóa, thể hiện sự ích kỷ của các tiểu thương trong kinh doanh. Hành vi này cần phải được thay đổi”, ông Phú nêu quan điểm.
Quất cảnh bị bỏ lại la liệt chiều 30 Tết |
Để kinh doanh thành công, triết lý kinh doanh đòi hỏi những người làm nghề phải tôn trọng thị trường, tôn trọng người tiêu dùng thì mới có thể phát triển được. Trong khi đó, để người dân không còn phải chứng kiến cảnh chặt đào, phá quất, thiết nghĩ người kinh doanh trước hết phải bán đúng giá sản phẩm, phục vụ nhiều phân khúc thị trường với nhiều đối tượng khách hàng phong phú. Khi giá cả hợp lý thì không chỉ nhà vườn kinh doanh có lãi mà nhiều người dân có cơ hội thưởng lãm vẻ đẹp của cây cảnh dịp Tết.
Một số hình ảnh quất, đào Tết ế ẩm chiều 30 Tết:
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tiêu dùng 28/10/2024 20:30
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10
Tiêu dùng 26/10/2024 15:37
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến
Tiêu dùng 25/10/2024 21:00
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô
Tiêu dùng 24/10/2024 21:49
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít
Tiêu dùng 24/10/2024 15:42
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Tiêu dùng 20/10/2024 13:08
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng
Tiêu dùng 19/10/2024 15:07
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Tiêu dùng 15/10/2024 11:52
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10
Tiêu dùng 11/10/2024 22:33
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh
Tiêu dùng 11/10/2024 17:07