Hệ lụy từ lỗ hổng pháp lý
30 năm cứu giúp bệnh nhân tâm thần | |
2 người tâm thần đâm chết nhau ở bệnh viện |
Chưa thực sự được quan tâm, chăm sóc
Theo thống kê của Bộ Y tế, nước ta hiện có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần phổ biến, 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng. Chỉ tính riêng 10 bệnh tâm thần thường gặp nhất như: trầm cảm, động kinh, rối loạn hành vi, tâm thần phân liệt,... đã có hơn 13 triệu người mắc, trong đó khoảng 40% bệnh nhân ở độ tuổi dưới 30. Tuy nhiên, số người bệnh được chữa trị còn rất thấp, cứ 10 người thì chỉ có 2- 3 người được điều trị.
Thực tế có không ít vụ thảm án do đối tượng tâm thần gây ra. Đau xót hơn cả, nạn nhân của các vụ án nghiêm trọng đó hầu hết đều là người thân của đối tượng. Mới đây nhất, câu chuyện người mẹ trẻ 33 tuổi cầm dây siết cổ con trai và cháu ruột tử vong vào giữa tháng 7 tại khu đô thị xã Cự Khê, huyện Thanh Oai (Hà Nội) gây rúng động trong dư luận.
Từ các vụ án trên có thể thấy, một thực tế đang tồn tại hiện nay là rất nhiều người có vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần nhưng không phải người bệnh nào cũng được quan tâm và chăm sóc. Chính từ việc ít được quan tâm, chăm sóc nên họ không được khám và chữa trị dứt điểm dẫn tới khi bệnh nặng, người bệnh không kiểm soát được hành vi dẫn tới những hệ lụy đau lòng.
Làm sao ngăn chặn?
Theo nhiều chuyên gia tâm lý, để giảm thiểu các vụ án do người tâm thần gây ra là một câu chuyện dài bởi trong rất nhiều trường hợp, chính gia đình của người bị tâm thần lại giấu bệnh của con, em mình khiến mọi người xung quanh chủ quan và không cảnh giác, để đến khi họ gây ra án mạng thì sự việc đã không thể cứu vãn.
Bệnh nhân điều trị bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (Ảnh: Hoa Nguyễn) |
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật hiện hành, không bắt buộc cách ly những người mắc bệnh tâm thần khỏi cộng đồng. Các bệnh viện chỉ tiếp nhận và điều trị những bệnh nhân bị tâm thần ở giai đoạn cấp tính. Sau khi điều trị, bác sĩ giám định thấy sức khỏe, tinh thần họ ổn định, không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội thì cho họ về với gia đình. Do đó, quản lý người bị tâm thần tại gia đình như thế nào để ngăn ngừa mối nguy hiểm mà họ gây ra cho xã hội là vấn đề đáng bàn.
Trao đổi về vấn đề này trên góc độ pháp lý, bà Nguyễn Kim Oanh - Chuyên viên tư vấn luật công ty cổ phần tư vấn DLS Việt Nam cho biết, hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề liên quan đã khá đầy đủ và chặt chẽ.
Cụ thể, có thể căn cứ theo Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009; Nghị định 96/2011/NĐ-CP; Điều 49 Bộ luật hình sự 2015… đối với những người bị bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác theo quy định của pháp luật thuộc đối tượng bắt buộc chữa bệnh theo quy định tại điều 66 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009. Nếu tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm quy định này thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại nghị định 96/2011/NĐ-CP.
Đối với những người bị bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, Viện kiểm sát và Tòa án có thể căn cứ trên kết quả giám định pháp y ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Khi đó, những người này có thể bị cưỡng chế thi hành quyết định của Viện kiểm sát hoặc Tòa án.
Đồng thời, bà Oanh cũng cho rằng, vai trò của gia đình là quan trọng hàng đầu. Trước hết, những người thường xuyên gần gũi, tiếp xúc với người bệnh phải được tập huấn kỹ năng quản lý, chăm sóc, phòng ngừa những tình huống nguy hiểm. Những người thân cần đưa người có dấu hiệu bất thường về tâm thần đi khám, không nên giấu bệnh nhân ở nhà hoặc tìm đến các thầy cúng, thầy bói, bắt buộc bệnh nhân phải uống thuốc theo đúng đơn thuốc của bác sĩ tâm thần đã kê, đưa bệnh nhân đi tái khám đúng hẹn. Chỉ khi người bệnh được điều trị bệnh thật tốt mới có thể giảm thiểu những nguy cơ nguy hiểm mà họ gây ra cho những người xung quanh.
Ngoài ra, hiện nay, không ít trường hợp kẻ phạm tội đã lợi dụng những quy định nhân đạo của pháp luật để giả bệnh tâm thần khi gây án. Thậm chí người phạm tội còn có sổ bệnh án khám tâm thần của cơ quan giám định về tình trạng bệnh lý tâm thần xác nhận họ bị bệnh.
“Để phát hiện được bị can bị tâm thần thật hay tâm thần giả, cơ quan chức năng sẽ thực hiện trưng cầu giám định hoặc tiến hành giám định lại đối với những người có nghi vấn giả bệnh án. Kết quả giám định sẽ là cơ sở pháp lý để quyết định tiếp cả quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Nếu kết quả giám định kết luận bị can là tâm thần trong thời điểm phạm tội thì áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; nếu kết quả giám định kết luận họ không bị bệnh thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự như bình thường”, bà Oanh nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Tin nóng 05/11/2024 09:11
Bắt giữ 10 đối tượng trong đoàn "đua" khiến cô gái trẻ tử vong
Tin nóng 04/11/2024 13:28
Triệu tập nhóm "quái xế" phóng xe bạt mạng tông tử vong người phụ nữ
Tin nóng 04/11/2024 09:59
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến
Tin nóng 03/11/2024 19:35
Khởi tố nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Nam Giang
Tin nóng 03/11/2024 16:30
Khởi tố 8 bị can liên quan đến Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An
Tin nóng 02/11/2024 14:24
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng xây nhà trái phép tại Bình Dương
Tin nóng 02/11/2024 14:11
Truy tố nhân viên Ngân hàng Tiên Phong chiếm đoạt 246 lượng vàng SJC
Tin nóng 02/11/2024 07:31
Tạm giữ gần 3.400 chiếc vợt Pickleball nhập lậu, vi phạm kinh doanh trên Facebook
Tin nóng 31/10/2024 20:37
Lừa 14 bị hại bằng chiêu trò đi xuất khẩu lao động tại Cộng hòa Ireland
Tin nóng 31/10/2024 15:30