30 năm cứu giúp bệnh nhân tâm thần
2 người tâm thần đâm chết nhau ở bệnh viện | |
Một bệnh nhân tâm thần chết chưa rõ nguyên nhân |
Đền Thó, nơi lưu trú và chữa trị của hàng chục người tâm thần. Trong đó có những người bệnh nặng đến mức gia đình không còn phương cách cứu chữa phải gửi tới ngôi đền này. Điều đặc biệt tại đây việc chữa trị không mất tiền, người bệnh không phải uống bất cứ loại thuốc nào vậy mà bệnh vẫn thuyên giảm.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Tự, quyền trưởng họ Nguyễn Ngọc, cũng là người suốt 30 năm qua mở cửa Đền cứu giúp người bệnh cho biết: “Nhiều đời nay, dòng họ tôi chỉ làm phúc giúp người. Đời ông tôi truyền lại cho bố tôi. Từ lúc biết nhận thức, tôi đã thấy mình lớn lên trong môi trường toàn người điên, giờ tôi lại kế nghiệp để chữa bệnh cho họ”.
Những người bệnh tâm thần đang đọc kinh trong đền Thó. |
Thông thường số lượng bệnh nhân tại đền chỉ trong khoảng 40 - 50 người. Vì bệnh nhân luân chuyển, người khỏi rời đi người bệnh mới nhập vào. Nhưng điều quan trọng những người trông nom ngôi đền cổ kính này, không dám nhận bừa bệnh nhân.
“Với những bệnh tâm thần bị ảnh hưởng trực tiếp đến não như di truyền, chất độc màu da cam… nhà đền không thể giúp được. Còn đối với những trường hợp phát bệnh do tác động từ bên ngoài, như bị ngã, trầm cảm, hay sang chấn tâm lý thì nhà đền có thể giúp được. Còn thời gian chữa trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng nhẹ”, ông Tự chia sẻ.
Trong quá trình trị bệnh, mọi hoạt động của nhà đền cho đến sinh hoạt của người bệnh đều được đưa lên trang face book cá nhân, người nhà có thể theo dõi hằng ngày nên rất yên tâm”, ông Tự cho biết. Theo quan sát thực tế phóng viên thấy rằng bệnh nhân tại đền Thó đều hiền lành, dễ bảo. Họ chấp nhận sự phân phó của thủ nhang, dù trước khi bước vào ngôi đền này họ từng có những hành động điên dại.
Chỉ cho chúng tôi một cô gái đang lơ ngơ ở ngoài sân, ông Tự bảo: “Bệnh nhân này từ Quảng Ninh đến. Gia đình “bó tay” với con vì cô gái quậy phá gào khóc khủng khiếp, ai đến gần đều bị đấm, thậm chí là lao vào cắn. Từ lúc được nhận vào đền, cô gái có nhiều tiến triển tốt. Giờ đã bình tĩnh hơn và còn chăm chỉ đọc kinh cùng mọi người”.
Ông Tự chia sẻ “bí quyết” chữa trị tâm thần gồm hai việc chính đó là cho người bệnh lao động và đọc kinh. Theo ông thì các rối loạn tâm thần có thể thuyên giảm hoặc khỏi hẳn bằng tổ hợp các liệu pháp lao động, chơi thể thao và thư giãn giải trí.
Ông Tự cũng lý giải điều quan trọng nhất để trị bệnh tâm thần, là họ phải được ăn uống đầy đủ và được ngủ sâu, để ổn định về mặt thể chất. Sau đó, bệnh nhân tâm thần cần phải được cho lao động để kích thích não bộ, đẩy lui những “cơn điên”.
Bệnh nhân nặng, càng phải làm nhiều việc nặng. Bệnh nhân nhẹ hơn sẽ được giao những việc đơn giản như nhặt lá, quét sân. Bệnh nhân “tỉnh” hơn chịu trách nhiệm những công việc phức tạp như rửa bát, nấu cơm, thậm chí quản lý những bệnh nhân nặng. Ngoài ra, nhà đền còn 2 mẫu ruộng, bệnh nhân cùng các thành viên trong dòng họ cùng chung tay trồng cấy, để lấy lương thực phục vụ cuộc sống.
Một yếu tố quan trọng không kém trong cách chữa bệnh ở đền Thó là những giờ đọc kinh Phật hàng ngày. Dù bệnh nặng hay nhẹ, buổi tối sau bữa cơm, bệnh nhân tụ tập trong tiền đường của đền, đọc kinh và nghe ông Tự giảng về đạo Phật, về đạo hiếu khi sống ở đời. Điều ngạc nhiên là nhiều bệnh nhân tâm thần trước khi vào đền gần như đã mất hết tự chủ, lại có thể ngồi đọc kinh ngoan ngoãn mỗi ngày.
Hơn thế nữa, ông thủ nhang đền Thó còn tổ chức cho người bệnh thường xuyên giao lưu văn nghệ vào tối cuối tuần. Nhằm giúp bệnh nhân nặng hòa đồng với những người tỉnh táo hơn.
“Điều này rất hữu ích cho các bệnh nhân tâm thần phân liệt, có tư duy khép kín. Đa phần bệnh nhân tâm thần trước đó thường bị sống cách biệt, lủi thủi một mình nên bệnh càng trầm trọng. Khi có những tác động tích cực, tâm lý họ được giải phóng và nhờ vậy nhiều người bệnh tình thuyên giảm rõ rệt”, ông Tự cho biết thêm.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động
Gương sáng 28/10/2024 06:05
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa
Gương sáng 23/10/2024 06:05
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết
Longform 21/10/2024 22:18
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Gương sáng 17/10/2024 16:45
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người
Gương sáng 17/10/2024 16:43
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm
Gương sáng 17/10/2024 07:36