HĐND đề cập nhiều vấn đề cử tri quan tâm
Mở đầu phiên chất vấn, sau phần phát biểu khai mạc của Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Hồng Khanh đã báo cáo với các đại biểu HĐND TP về tình hình và kết quả thực hiện các kết luận của chủ tọa kỳ họp tại các phiên chất vấn, các kiến nghị giám sát của Thường trực, các ban HĐND TP, các kiến nghị cử tri và kết quả các buổi tiếp dân theo vụ việc của Thường trực HĐND TP từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Phó chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh |
Với nhóm vấn đề về kinh tế. Theo báo cáo của cục Thuế Hà Nội, 10 tháng đầu năm 2005, Cục thuế Hà Nội đã thu nộp ngân sách thành phố 8.137 tỷ đồng, trong đó thu nợ thuế, phí là 4.662 tỷ; thu nợ các khoản liên quan đến đất 3.476 tỷ; số nợ thuế còn lại là 21.850 tỷ (trong đó có nợ khó thu là 2.557 tỷ, nợ có khả năng thu là 19.292 tỷ).Mặc dù cơ quan thuế đã quyết liệt đôn đốc thu nợ cưỡng chế nợ thuế nên số nợ có khả năng thu đã giảm so với đầu năm, nhưng số thuế nợ đến thời điểm 31/10/2015 vẫn ở mức cao.
Nhóm vấn đề quản lý đô thị, nhà ở, đất đai. Về xử lý các dự án chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng, ở nhóm các dự án chậm hoàn thành GPMB dẫn đến chậm triển khai có 326 dự án, trong đó có 62 dự án đang được giải quyết vướng mắc, tháo gỡ khó khăn để tiếp tục thực hiện; 188 dự án đã xong GPMB; 53 dự án đang được kiến nghị thu hồi đất; 23 dự án được đề nghị điều chỉnh đầu tư do điều chỉnh quy hoạch.
Ở nhóm các dự án được Nhà nước giao cho thuê đất nhưng thực hiện chậm 24 tháng so với tiến độ, có 75 dự án, trong đó 8 dự án đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng; 1 dự án được đề xuất phương án quản lý, sử dụng đất hiệu quả, 4 dự án đã có quyết định thu hồi; 12 dự án đã được đưa ra khỏi danh sách dự án chậm tiến độ...
Ở nhóm dự án có dấu hiệu vi phạm, chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính có 107 dự án, có 68 dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính; 54 dự án nợ thuế trên 90 ngày; 8 dự án thuộc nhóm nợ chờ xử lý...Năm 2015, thành phố đã quyết định thu hồi 7 dự án với tổng diện tích thu hồi hơn 62.300m2 và đang lập hồ sơ thu hồi 4 dự án với tổng diện tích hơn 1.086.000m2.
Thời gian tới, UBND TP sẽ tổ chức thẩm định chặt chẽ dự án đầu tư, nhu cầu sử dụng đất để lựa chọn được các nhà đầu tư có năng lực; phát huy chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội; tiếp tục rà soát, kiểm tra, xử lý việc chấp hành luật đất đai; hoàn thiện cơ chế, chính sách, trình tự tổ chức thực hiện các quyết định thu hồi đất...
Về việc quản lý nhà chung cư, nhà công vụ, hiện trên địa bàn có 643 nhà chung cư đã đưa vào sử dụng, tập trung trên địa bàn 15 quận, huyện, trong đó có 477 nhà chung cư thương mại và 166 chung cư tái định cư. Hiện thành phố đã thành lập được 191 ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư tại 297 nhà chng cư, đạt tỷ lệ 40%. Đã giải quyết được các tranh chấp liên quan đến giá dịch vụ nhà chung cư, các chủ đầu tư đã từng bước thực hiện trách nhiệm trong việc bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng từ các diện tích chưa bán, qua đó cơ bản làm giảm các bức xúc của cư dân.
Ông Hà Minh Hải- Cục trưởng cục Thuế HN |
Về vấn đề môi trường, an toàn thực phẩm, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, thành phố đã rà soát, lập danh mục cơ sở thuộc 17 ngành ngề gây ô nhiễm, không phù hợp quy hoạch, hướng dẫn, làm thủ tục cho 41 doanh nghiệp di dời, xử lý triệt để 25 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn.
Thời gian tới, UBND Thành phố vẫn tiếp tục đẩy mạnh xử lý và di dời các cơ sở gây ô nhiễm. Thành phố sẽ khảo sát thực tế tại các cơ sở gây ô nhiễm, không phù hợp quy hoạch để tiếp tục xây dựng danh mục, tiêu chí và lộ trình, biện pháp di dời.
Với việc kiểm soát an toàn thực phẩm đối với hoa quả trong nước, nhập khẩu, UBND TP đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương tăng cường thanh, kiểm tra, lấy mẫu giám sát hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm.
Đối với hoa quả trong nước, Sở NN&PTNT phối hợp các quận, huyện, ban quản lý chợ đầu mối quản lý nguồn gốc hoa quả đưa về các chợ. Các cơ sở kinh doanh hoa quả đầu mối đều phải xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các sai phạm kịp thời, các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, lấy mẫu để giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Để tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, ngoài tăng cường hoạt động của các cơ quan hiện có, thành phố đã thành lập đội cơ động liên ngành. Qua 5 năm (2010-2015), đã tiến hành kiểm tra, xử lý 6.685 vụ vi phạm về chất lượng ATTP, phạt hành chính hơn 32 tỷ đồng, tiêu hủy hàng hóa trị giá trên 37,7 tỷ đồng...
T.Vũ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25