Hai bộ Giáo dục và Lao động nói gì về giáo dục nghề nghiệp
Hai bộ Giáo dục và Lao động nói gì về giáo dục nghề nghiệp |
Khẳng định Bộ Lao động là cơ quan đầu mối ở trung ương giúp Chính phủ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp là hoàn toàn hợp lý, ông Dương Đức Lân, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, cho rằng Luật Giáo dục nghề nghiệp được Chính phủ giao cho Bộ Lao động soạn thảo, được Quốc hội thông qua tháng 12/2014. Vì vậy, Bộ hiểu rõ các quan điểm, tư tưởng, định hướng được quy định tại từng điều luật. Điều đó tạo lợi thế trong việc quản lý nhà nước, hoạch định chính sách liên quan đến giáo dục nghề nghiệp.
Ông Dương Đức Lân, Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề. Ảnh: Hoàng Phương. |
Bộ Lao động có 39 năm được giao là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề (1955 đến 1977 và 1998 đến nay) nên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Điều đó thể hiện rõ trong giai đoạn từ 1998 trở đi, dạy nghề có bước phát triển mạnh mẽ, hội nhập với khu vực và thế giới.
Giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam cũng như trên thế giới là lĩnh vực nặng về thực hành và rèn luyện kỹ năng nghề theo nhu cầu của người sử dụng lao động. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề từ trước đến nay đều do Bộ Lao động chịu trách nhiệm tổ chức cho các bộ ngành xây dựng và ban hành. Hiện nay, trên 200 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề được ban hành đều do Bộ Lao động quản lý. Đây là căn cứ để xây dựng đào tạo nghề theo hướng chuẩn hóa và đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động.
Theo ông Lân, Bộ Lao động cũng đang quản lý đào tạo nghề - lĩnh vực đảm trách số lượng đông đảo nhất trong cơ cấu nhân lực của Việt Nam. Thực chất đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp cũng là đào tạo nghề nghiệp và theo hướng ứng dụng thực hành. Từ năm 2007 đến nay, Bộ Lao động quản lý và tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng với quy mô tuyển sinh, đào tạo nghề bình quân hàng năm đạt gần 2 triệu người. Trong đó, tuyển sinh cao đẳng nghề và trung cấp nghề đạt 250.000-300.000 người/năm.
"Hầu hết các nước trên thế giới đều đào tạo nghề dựa trên tiêu chuẩn kỹ năng nghề. Đào tạo nghề mà không gắn với tiêu chuẩn kỹ năng nghề là đào tạo vu vơ, xa rời nhu cầu của người sử dụng lao động và nhu cầu thực tế xã hội. Từ thực tiễn và kinh nghiệm trên, việc giao Bộ Lao động quản lý về giáo dục nghề nghiệp là phù hợp", ông Lân bày tỏ quan điểm.
Người đứng đầu Tổng cục Dạy nghề cho hay, hiện tại Thủ tướng đã giao cho Bộ Lao động chủ trì soạn thảo những văn bản hướng dẫn luật, bao gồm 3 nghị định, 4 quyết định và 24 thông tư. "Trong cuộc thẩm định tại Bộ Tư pháp ngày 8/4, các bộ đều bày tỏ sự đồng tình với nội dung cơ bản trong dự thảo, tuy nhiên đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo không đồng ý. Dự thảo trên đang được Bộ Tư pháp thẩm định và Bộ Lao động sẽ trình Chính phủ vào cuối tháng 4 này", ông Lân thông tin và khẳng định rằng, nếu Chính phủ giao Bộ Lao động quản lý lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì tin chắc thời gian tới dạy nghề sẽ phát triển mạnh theo hướng tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Trái với lập luận của Bộ Lao động, trong văn bản góp ý cho dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phân tích rất nhiều điểm chưa phù hợp.
Bộ này khẳng định, Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục nêu rõ, phải tăng cường quản lý nhà nước, đổi mới hệ thống theo hướng mở. Vì vậy, đề cập đến cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp cần cân nhắc, nghiên cứu kỹ để đổi mới giáo dục thành công. Hơn nữa, quá trình Quốc hội thảo luận để thông qua luật giáo dục nghề nghiệp còn nhiều ý kiến phân tán, vì vậy Quốc hội đã giao cho Chính phủ quy định cụ thể và điều này đã được ghi trong luật Giáo dục nghề nghiệp.
Văn bản góp ý của Bộ Giáo dục cũng dẫn chứng, trong Luật Giáo dục, điều 100 quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục; Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục; Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục thực hiện quản lý nhà nước theo thẩm quyền. Và các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm cả giáo dục nghề nghiệp.
Do đó dự thảo nghị định của Bộ Lao động đã quy định cụ thể Bộ Lao động là cơ quan quản lý nhà nước đối với giáo dục nghề nghiệp ở trung ương, cùng nhiều chương, điều khoản quy định thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trong khi chưa có sự thống nhất giao nhiệm vụ của Chính phủ là chưa phù hợp. Điều này cũng không phù hợp với tinh thần Nghị quyết 29, quy định của Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật giáo dục nghề nghiệp và chưa đủ cơ sở pháp lý.
Trên thực tế, hiện nay giáo dục là lĩnh vực duy nhất có 2 bộ cùng quản lý nhà nước dẫn đến sự phân tán, chia cắt. Căn cứ vào mục tiêu và đối tượng quản lý thì đối tượng quản lý của ngành giáo dục là học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo, trong khi Bộ Lao động đối tượng quản lý là người lao động và việc làm.
Bộ Giáo dục cho biết, từ năm 1997 đến nay, Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về giáo dục, Bộ Lao động quản lý nhà nước và dạy nghề. Sự không thống nhất này đã làm mất đi tính hệ thống, dẫn tới nhiều loại văn bằng chứng chỉ thiếu tính tiêu chuẩn, nhiều cơ chế chính sách chồng chéo trong cùng hệ thống giáo dục quốc dân, gây khó khăn cho việc xây dựng xã hội học tập; cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực mất cân đối, khó khăn cho việc quy hoạch tổng thể từ giáo dục phổ thông đến giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Từ đó gây ra những lãng phí lớn.
Mặt khác, do chính sách, chiến lược trong phát triển giáo dục, đào tạo và công tác quản lý không thống nhất nên đã nảy sinh nhiều khó khăn trong chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục. Cùng với đó là việc hình thành hai bộ máy cồng kềnh cùng quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo các cấp từ trung ương đến địa phương. Điều này không hợp với chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ về công tác cải cách thủ tục hành chính, giảm đầu mối quản lý.
"Việc đề xuất quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động như dự thảo Nghị định sẽ tiếp tục tạo ra sự phân tán, chia cắt giữa giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Những vấn đề tập trung nguồn lực tạo ra sự đột phá trong đào tạo nhân lực có tay nghề cao, sự phân luồng bị cản trở do ngành Lao động địa phương không thể can thiệp được vào nhà trường phổ thông để làm công tác giáo dục hướng nghiệp như Sở giáo dục hiện quản lý", Bộ Giáo dục phân tích.
Bộ này cũng khẳng định kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy giáo dục nghề nghiệp luôn gắn với nhà trường, học sinh, sinh viên và nhà giáo. Ở hầu hết quốc gia phát triển và ASEAN, Trung Quốc, Australia thì cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp đều là Bộ Giáo dục, còn nhiệm vụ đào tạo kỹ năng nghề mang tính ngắn hạn có thể do bộ, ngành khác.
Ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Giáo dục chuyên nghiệp phân tích thêm, nói đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu kỹ năng thì quốc gia nào, cơ sở nào cũng phải thực hiện. Vấn đề là liệu anh có dự báo được nhu cầu kỹ năng, điều kiện nào để đáp ứng được nhu cầu và ai sẽ phải đáp ứng nhu cầu ấy?
Ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Giáo dục chuyên nghiệp. |
Theo ông Vinh, thực tế năm 2014 có tới 83% lao động trong độ tuổi của Việt Nam vẫn chưa được đào tạo kỹ năng (theo báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư). Quan điểm cho rằng ngành lao động sẽ làm được việc này càng sai lầm, vì từ thực tiễn đã chưa làm được, hơn nữa bối cảnh phân cấp hiện nay không còn quản lý hệ thống kiểu cầm tay chỉ việc nữa mà là thiết kế cơ chế tự chủ và chịu trách nhiệm cho chính cơ sở đào tạo.
"Bên cạnh đó, một câu hỏi đặt ra tại sao trường nghề vẫn thiếu người học nghiêm trọng, tại sao các doanh nghiệp FDI (như Samsung chẳng hạn) lại không mặn mà tuyển sinh từ các trường nghề mà có đến 90% tuyển người lao động từ học sinh tốt nghiệp THPT", ông Vinh phân tích.
Vụ trưởng Giáo dục chuyên nghiệp cũng cho biết, kinh nghiệm thế giới cho thấy muốn đào tạo kỹ năng thì không chỉ có trường nghề mà vai trò rất lớn là của doanh nghiệp - nghĩa là cần tư nhân hóa công tác đào tạo kỹ năng, trả nhiệm vụ này về cho doanh nghiệp như nhiều quốc gia Nhật bản, Mỹ đã làm.
"Nhấn mạnh đến kỹ năng là điều không ai phủ nhận nhưng chính ngành lao động lại rất khao khát vào cơ chế liên thông với giáo dục đại học để nhằm thu hút người học nghề. Điều đó nói lên cái gì? Phải chăng chúng ta đang rất lúng túng khi thiết kế hệ thống với sự nặng nề của tư duy bao cấp theo kiểu dạy nghề quốc doanh? Như vậy thì hệ thống sẽ không bao giờ phát triển được", ông Vinh nói.
Bộ Giáo dục đề nghị Bộ Lao động gửi dự thảo văn bản này hỏi ý kiến các đối tượng chịu tác động trực tiếp như UBND tỉnh, Sở giáo dục các tỉnh, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có hệ cao đẳng...
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56