Hà Nội tiên phong, gương mẫu để giành thắng lợi kép trong “cuộc chiến lớn”

(LĐTĐ) “Hà Nội đã tiên phong, gương mẫu và chiến thắng quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19. Liệu Hà Nội có thể tiên phong, gương mẫu và chiến thắng trong mặt trận phục hồi và phát triển kinh tế Thủ đô hay không?” Câu hỏi của Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nêu tại Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (khóa XVI) đã khẳng định thành quả của Thủ đô trong “cuộc chiến” chống dịch Covid-19, cũng cho thấy quyết tâm của Hà Nội trong “cuộc chiến” phục hồi và phát triển kinh tế nhằm hoàn thành “nhiệm vụ kép”.
ha noi tien phong guong mau de gianh thang loi kep trong cuoc chien lon Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ: “Lúc này, yêu thương nhau thì phải giãn cách”
ha noi tien phong guong mau de gianh thang loi kep trong cuoc chien lon Hà Nội tiên phong xây dựng chính quyền phục vụ, đồng hành cùng DN

Tiên phong “chiến thắng” dịch Covid-19

Những tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã và đang tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế, xã hội; gây gián đoạn chuỗi cung ứng và thương mại; làm đình trệ, đóng băng các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực; nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã sản xuất “cầm chừng”, thu hẹp quy mô hoặc phải tạm dừng hoạt động.

ha noi tien phong guong mau de gianh thang loi kep trong cuoc chien lon
Vừa chống dịch vừa đẩy mạnh sản xuất- kinh doanh để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế. (Ảnh NC)

Thủ đô Hà Nội là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, mật độ dân cư đông đúc và nhiều khách vãng lai, nên có rủi ro cao và bị ảnh hưởng nặng nề nhất so với các địa phương trong cả nước (số ca lây nhiễm nhiều nhất, nhiều ổ dịch phức tạp như: Trúc Bạch, Bệnh viện Bạch Mai, Hạ Lôi…).

Thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, các Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư, Chỉ thị số 11, 15 và 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thích ứng, phòng chống dịch Covid-19, thành phố Hà Nội đã sớm quan tâm xây dựng các giải pháp duy trì sản xuất kinh doanh song song với nhiệm vụ cấp bách là ngăn ngừa, phòng chống dịch. Thành phố đã vào cuộc với tinh thần quyết liệt “chống dịch như chống giặc”.

Những cuộc họp khẩn với các Sở, Ban, ngành, quận, huyện để triển khai hàng loạt biện pháp phòng, chống dịch bệnh đã diễn ra liên tục trong mấy tháng vừa qua. Việc giám sát, điều tra, xác minh, cách ly, cung cấp vật tư y tế… đến từng hộ dân được thành phố triển khai khẩn trương và bài bản. Trong nhiều cuộc họp, Thành ủy Hà Nội chỉ đạo Ủy ban nhân dân Thành phố dồn sức thực hiện “nhiệm vụ kép” là vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân Thủ đô.

Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy duy trì giao ban hàng tuần về công tác phòng, chống dịch Covid-19; đã kịp thời ban hành 29 văn bản chỉ đạo. Ban Thường vụ Thành ủy thành lập 05 đoàn kiểm tra; phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ tăng cường nắm tình hình, kiểm tra theo dõi công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương, đơn vị được giao phụ trách; người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện về kết quả công tác phòng, chống dịch tại địa phương và đơn vị mình.

Tại hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố (khoá XVI), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ khẳng định: “Với tinh thần trách nhiệm và truyền thống càng trong khó khăn, càng đoàn kết, sáng tạo, phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng của Thủ đô, các cấp, các ngành, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể từ Thành phố đến cơ sở tăng cường đoàn kết, đồng tâm hiệp lực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Thành phố trong thời gian tới. Đảng bộ Thủ đô nêu quyết tâm tiếp tục tiên phong, gương mẫu trong phòng, chống dịch và tiên phong, gương mẫu để giành thắng lợi cao trong mặt trận phục hồi và phát triển kinh tế Thủ đô cũng như các nhiệm vụ chính trị khác trong năm 2020”.

Ban Chỉ đạo của Thành phố nắm chắc tình hình, chỉ đạo thường xuyên, liên tục, sát sao, kịp thời xử lý ngay những vấn đề phát sinh của dịch bệnh Covid-19. Triển khai nhiều biện pháp tổng hợp theo các cấp độ để phòng, chống dịch bệnh, kể cả cấp độ cao nhất của dịch. Do đó, đến nay Hà Nội đã có kết quả bước đầu và cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, không để lây lan. Dư luận Nhân dân bày tỏ sự cảm phục, ghi nhận nỗ lực, nhiệt huyết của các lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh, từ các đồng chí lãnh đạo Thành phố đến những chiến sĩ nơi tuyến đầu như đội ngũ y bác sĩ, công an, quân đội...

Tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, ngày 20/4, lãnh đạo các bộ, ngành trung ương đều đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả phòng, chống dịch Covid-19 của Hà Nội, góp phần quan trọng vào mặt trận phòng, chống dịch của cả nước.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá, Hà Nội là điểm nóng của cả nước, nhưng từ cách tiếp cận, phương pháp triển khai đến việc huy động nguồn lực đều được Thành phố làm rất tốt, với tinh thần chủ động, quyết liệt và đã phát huy hiệu quả.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể nhìn nhận, thời gian qua, Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Bộ, triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại Sân bay quốc tế Nội Bài, qua đó kiểm soát hiệu quả một cửa ngõ quan trọng của Thủ đô và đất nước với thế giới, ngăn chặn hiệu quả các nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào nước ta.

Còn theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, mọi người đều rất vui khi chứng kiến những kết quả phòng, chống dịch Covid-19 của cả nước, đặc biệt là thành công của thành phố Hà Nội. Việc Hà Nội kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh như hiện nay là cơ sở quan trọng để bàn những việc tiếp theo, như phục hồi kinh tế.

Không quên “chiến đấu” quyết liệt trên mặt trận kinh tế

Tuy nhiên, dịch Covid-19 vẫn “rình rập” trong khi cuộc sống không thể dừng lại. Chúng ta phải lựa chọn chấp nhận ngưng trệ kéo dài cho đến khi hết dịch hoặc tìm giải pháp quyết liệt, vừa chống dịch, vừa khôi phục kinh tế. Thực tế, ngay từ những ngày đầu chống dịch, Hà Nội đã không bỏ quên, đã âm thầm, lặng lẽ nhưng cũng rất quyết liệt trên mặt trận thứ hai - mặt trận kinh tế với chủ trương thực hiện “nhiệm vụ kép”.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội đã làm việc, chỉ đạo nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội (tăng cường sản xuất nông nghiệp, về dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông và các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố; về giải ngân vốn đầu tư công; làm việc với Đảng bộ khối doanh nghiệp Hà Nội và 11 tổng công ty lớn của Thành phố;…).

Hà Nội đã thực hiện tiết kiệm chi phí chi thường xuyên, cắt giảm những công việc chưa thực sự cần thiết để dành nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ an sinh xã hội; rà soát, hỗ trợ những trường hợp lao động khó khăn, mất việc làm, chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để đề xuất chính sách hỗ trợ đặc thù...

Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên đã đối thoại với doanh nghiệp để lắng nghe và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các nhà đầu tư trên địa bàn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

Tại hội nghị này, đại diện các doanh nghiệp đã thẳng thắng nêu lên những vấn đề khó khăn và kỳ vọng với những quyết sách cụ thể của Thành phố, doanh nghiệp sẽ tận dụng cơ hội “nắm bắt” để tiếp tục duy trì tăng trưởng.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cam kết sẽ xem xét và giải quyết kịp thời từng kiến nghị của các nhà đầu tư trên địa bàn. Hà Nội sẽ đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thích ứng với điều kiện giãn cách xã hội; thúc đẩy đầu tư công theo nguyên tắc “góp gió thành bão”, từ các công trình của thôn, tổ dân phố đến các xã, phường, thị trấn và quận, huyện, cũng như các dự án đầu tư tư nhân, các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư.

Đáng chú ý, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã thống nhất việc khởi động lại tổ công tác do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố làm tổ trưởng để xem xét, giải quyết các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

“Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Trong mặt trận phục hồi và phát triển kinh tế, phải quyết liệt đấu tranh không khoan nhượng với loại “virus trì trệ”, đây là loại virus hữu hình nhưng nguy hại không kém Covid-19 vô hình mà chúng ta đang phải đối mặt”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.

ha noi tien phong guong mau de gianh thang loi kep trong cuoc chien lon
Hà Nội huy động toàn hệ thống chính trị để vận động người dân tham gia phòng chống dịch và coi đó là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. (Ảnh CTV)

Những nỗ lực của Hà Nội đã mang lại tín hiệu tích cực. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, quý I/2020, tăng trưởng kinh tế vẫn được duy trì, GRDP đạt 3,72%, tuy không đạt kế hoạch nhưng trong điều kiện bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh Covid-19 thì đây là mức tăng trưởng cao so với các thành phố lớn trong nước và khu vực.

Đáng chú ý, Hà Nội đã chủ động xây dựng 3 kịch bản thúc đẩy tăng trưởng phù hợp với diễn biến của dịch bệnh, trong đó xác định rõ 9 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện, quyết tâm giành thắng lợi trên mặt trận phục hồi và phát triển kinh tế; phấn đấu đạt tăng trưởng kinh tế gấp 1,3 lần mức tăng trưởng của cả nước.

Đặc biệt, Hà Nội đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp trong năm 2020 phấn đấu đạt trên 4,04% (dù chưa có năm nào tăng trưởng nông nghiệp của Hà Nội vượt qua 2,5%). Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho rằng: “Dịch bệnh cũng tạo ra cơ hội để doanh nghiệp nhìn lại, tái cơ cấu cho phù hợp; cũng là dịp để Thành phố tiếp tục cải cách hành chính mạnh mẽ hơn nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp”.

Nhận định về sự phục hồi tăng trưởng kinh tế của Hà Nội sau dịch, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng, với những quyết tâm từ cấp uỷ, chính quyền Thành phố cùng người dân, doanh nghiệp sát cánh Hà Nội sẽ vươn lên mạnh mẽ, làm gương cả nước, là đầu tàu phát triển cả nước.

“Không chỉ tăng trưởng cao gấp 1,3 lần mức tăng GDP của cả nước năm 2020 như mong muốn của lãnh đạo Thành phố mà Hà Nội sẽ đạt được mục tiêu cao nhất so với kế hoạch năm 2020 đã đề ra với tốc độ tăng trưởng 7,5%”.

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, Hà Nội đã xây dựng kịch bản, kế hoạch hành động rất cụ thể và gắn với nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, thời gian tới Hà Nội cần tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, nhất là hệ thống phân phối, bán lẻ, tạo dư địa phát triển của địa phương và đóng góp cho phát triển kinh tế chung của cả nước.

Bộ Công Thương sẽ làm việc với thành phố Hà Nội để cùng bàn giải pháp thực hiện các kiến nghị cụ thể cũng như nhiệm vụ chung của Thành phố. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng cam kết sẵn sàng vào cuộc cùng với Hà Nội trực tiếp giải quyết các vấn đề vướng mắc, thuộc thẩm quyền, để tạo ra bước phát triển Thủ đô.

Thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, các Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư, Chỉ thị số 11, 15 và 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thích ứng, phòng chống dịch Covid-19, thành phố Hà Nội đã sớm quan tâm xây dựng các giải pháp duy trì sản xuất kinh doanh song song với nhiệm vụ cấp bách là ngăn ngừa, phòng chống dịch.

Thành phố đã vào cuộc với tinh thần quyết liệt “chống dịch như chống giặc”. Những cuộc họp khẩn với các Sở, Ban, ngành, quận, huyện để triển khai hàng loạt biện pháp phòng, chống dịch bệnh đã diễn ra liên tục trong mấy tháng vừa qua.

Việc giám sát, điều tra, xác minh, cách ly, cung cấp vật tư y tế… đến từng hộ dân được thành phố triển khai khẩn trương và bài bản. Trong nhiều cuộc họp, Thành ủy Hà Nội chỉ đạo Ủy ban nhân dân Thành phố dồn sức thực hiện “nhiệm vụ kép” là vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân Thủ đô.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho “cuộc chiến lớn”, Hà Nội được Thủ tướng lựa chọn là địa phương đầu tiên để làm việc về vấn đề chuẩn bị phương án phát triển kinh tế-xã hội sau khi dịch Covid-19 lắng xuống.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương những nỗ lực của Hà Nội và nhấn mạnh, Việt Nam phải vươn lên và Hà Nội cũng phải vươn lên mạnh mẽ, làm gương cả nước, là đầu tàu phát triển của cả nước. Tinh thần Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội phải được quán triệt một lần nữa trong xử lý các vấn đề cụ thể.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ cùng với Hà Nội, các bộ, ngành phối hợp tháo gỡ mọi ách tắc để Hà Nội phát triển. Cùng với đó, Hà Nội cần tìm nguồn lực xã hội, đây là vấn đề quan trọng nhất, cùng với việc phát triển hạ tầng, giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường tiêu dùng của các hộ gia đình…

Cho nên, cả nước, đặc biệt là Hà Nội phải khẩn trương xây dựng các kịch bản phát triển trong điều kiện khác nhau trong nền kinh tế đang có nhiều thay đổi, “thuận lợi có, khó khăn có, để không rơi vào tình thế bị động”.

Tại hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố (khoá XVI), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ khẳng định: “Với tinh thần trách nhiệm và truyền thống càng trong khó khăn, càng đoàn kết, sáng tạo, phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng của Thủ đô, các cấp, các ngành, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể từ Thành phố đến cơ sở tăng cường đoàn kết, đồng tâm hiệp lực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Thành phố trong thời gian tới.

Đảng bộ Thủ đô nêu quyết tâm tiếp tục tiên phong, gương mẫu trong phòng, chống dịch và tiên phong, gương mẫu để giành thắng lợi cao trong mặt trận phục hồi và phát triển kinh tế Thủ đô cũng như các nhiệm vụ chính trị khác trong năm 2020”.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

(LĐTĐ) Sáng nay (29/3), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 15), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố.
Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Trong năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương thức phát động và tổ chức, triển khai các phong trào thi đua yêu nước với các nội dung phong phú, thiết thực, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, hội viên phụ nữ trong toàn quận.
Cầu Thượng Cát  và cầu Thạch Hãn 1 có thiết kế khác nhau

Cầu Thượng Cát và cầu Thạch Hãn 1 có thiết kế khác nhau

(LĐTĐ) Tại họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2024 do UBND thành phố Hà Nội tổ chức, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Bá Nguyên khẳng định, thiết kế cầu Thượng Cát (Hà Nội) và cầu Thạch Hãn 1 (Quảng Trị) không giống nhau.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quý I/2024, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng so với cùng kỳ; đảm bảo cân đối chi ngân sách. GRDP quý I/2024 tăng 5,5%, các ngành duy trì tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ.
Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, qua những lần xin ý kiến, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung; lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Hàng loạt KOL, Tiktoker livestream bán hàng góp sức đưa hàng Việt Nam lan tỏa

Hàng loạt KOL, Tiktoker livestream bán hàng góp sức đưa hàng Việt Nam lan tỏa

(LĐTĐ) Sáng 28/3, Thành đoàn Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Ngày hội người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Thực hiện chuyển đổi số, có khoảng 50 KOL, Tiktoker đến từ các trường đại học trên địa bàn Thành phố sẽ thực hiện livestream bán hàng tại chương trình.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Xem thêm
Phiên bản di động