Hà Nội lập 3 đường dây nóng nhận thông tin về an toàn thực phẩm
Cụ thể: số điện thoại đường dây nóng của Sở Công thương là: 1900585826; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: 04.33800115 và Sở Y tế: 04.39985765.
Theo đó, mỗi sở sẽ có bộ phận thường trực để tiếp nhận thông tin từ phía người dân. Nội dung phản ánh của lĩnh vực nào, quận huyện nào sẽ được các đơn vị chức năng nhanh chóng xuống địa bàn thanh, kiểm tra để phối hợp giải quyết. Với những sự việc có dấu hiệu hình sự sẽ chuyển cơ quan công an điều tra xem xét.
Tại buổi họp báo, ông Hoàng Đức Hạnh- Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2016, sở đã tiến hành thanh kiểm tra, giám sát các cơ sở thực phẩm, xử lý các cơ sở vi phạm với nhiều hình thức. Cụ thể, đã thành lập 766 đoàn thanh, kiểm tra, trong đó cấp thành phố là 36 đoàn, quận huyện thị xã và xã phường thị trấn là 730 đoàn.
Đại diện các sở, ngành thông tin về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm |
Qua kiểm tra 48.899 cơ sở, đã phát hiện 7.872 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, xử lý 6.227 cơ sở, trong đó phạt cảnh cáo 488 cơ sở, phạt tiền 2.736 cơ sở với số tiền phạt hơn 13,1 tỉ đồng.
Riêng trong Tháng hành động An toàn thực phẩm, các đoàn đã thanh kiểm tra 11.817 cơ sở, phạt tiền 978 cơ sở với số tiền phạt hơn 3,3 tỉ đồng; đồng thời tổ chức tiêu hủy nhiều sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Về công tác kiểm nghiệm, giám sát và phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, thành phố đã lấy 775 mẫu thực phẩm gửi xét nghiệm, phát hiện 49 mẫu không đạt chỉ tiêu vi sinh vật, hóa học và theo hồ sơ cơ sở tự công bố.
Theo báo cáo của Sở Y tế TP Hà Nội, toàn thành phố có 59.109 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (tăng hơn 1.000 cơ sở so với năm 2015), trong đó có 6 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp, 7 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm bán công nghiệp, 4 khu giết mổ thủ công và khoảng 2.490 điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ, thủ công.
Tuy nhiên, đại diện Sở Y tế cũng thừa nhận, hiện Hà Nội có quá nhiều cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thủ công không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, trong khi đó, cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát an toàn thực phẩm lại thiếu, nhiều người phải làm kiêm nhiệm. Việc xử lý các vi phạm ở tuyến xã phường thị trấn đã được đẩy mạnh, đặc biệt ở 10 xã phường thí điểm thanh tra chuyên ngành, tuy nhiên một số nơi vẫn còn chưa kiên quyết, chủ yếu là nhắc nhở.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31