Hà Nội: Dời chợ Nhà Xanh vừa bị cháy, dân kêu cứu

LĐTĐ - Do gây ách tắc giao thông trong nhiều năm nay, UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội đã ra quyết định giải tỏa chợ Nhà Xanh (Phan Văn Trường) về một chợ tạm khác. Tuy nhiên, việc di dời chợ gặp phản sự phản đối quyết liệt từ phía các tiểu thương ở đây.

Chuyển chợ tạm này sang chợ tạm khác?

 

Sáng ngày 13/1 hàng chục hộ kinh doanh thuộc chợ Nhà Xanh, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã tập trung trước cửa chợ để phản đối việc giải tỏa khu chợ này.

 

Lý do các hộ kinh doanh đưa ra là họ không đồng ý với phương án di dời của UBND quận Cầu Giấy, đặc biệt là mặt bằng và giá thuê mặt bằng ở khu chợ mới đã được quy hoạch trên đường Phạm Tuấn Tài, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy.

 

Nhiều tiểu thương chợ Nhà Xanh phản đối việc di dời chợ sang chợ mới

 

Theo tiểu thương Nguyễn Thị Xuân Nga, chợ Nhà Xanh tồn tại hàng chục năm nay (từ 1980) trong khi việc di dời chợ lớn như thế này lại chỉ trong thời gian ngắn khiến họ không kịp trở tay.

 

Bà Nga nói: “Tháng 7/2013 chúng tôi vừa ký hợp đồng kinh doanh với BQL chợ đến năm 2016 vậy mà nay lại đột ngột giải tỏa”. Cũng theo bà Nga, chợ này vừa cháy xong (16/12), nhiều tiểu thương chưa kịp khắc phục hậu quả, thu hồi vốn nay lại chuyển chợ thì khác nào “làm khó” cho họ".

 

Theo các tiểu thương, nhiều hộ thiệt hại nặng sau cháy, thậm chí có hộ có 3 kiot hàng bị cháy rụi tổn thất từ 800 triệu - 1 tỷ đồng. Hiện tại họ đang hy vọng có thời gian để khắc phục hậu quả và trả nợ.

 

Bà Lê Thị Muôn (56 tuổi) nói trong nước mắt: “3 mẹ con tôi mất gần 550 triệu sau vụ cháy. Chồng tôi bị bệnh thần kinh từ nhiều năm nay, hiện tại tôi đã nợ nần chồng chất vì vay vốn để đầu tư hàng lại bị cháy sạch. Tôi chỉ nhìn vào chợ để nuôi chồng và trả nợ, giải tỏa chợ lấy gì mà sống?”.

 

Bà Lê Thị Muôn (56 tuổi) nói trong nước mắt: “3 mẹ con tôi mất gần 550 triệu sau vụ cháy ngày 16/12”

 

Hiện, chợ Nhà Xanh có 400 hộ có giấy phép kinh doanh và 200 hộ thuộc diện buôn bán vãng lai (không giấy phép). Theo quy định, những hộ có giấy phép kinh doanh mới được đăng ký bốc thăm để nhận kiot ở chợ mới và bà Muôn không thuộc diện đó.

 

Chị Hoài, một tiểu thương tại chợ cũng bức xúc: “Chúng tôi đóng bao nhiêu khoản phí nhưng sau khi cháy chợ không được đền bù, hỗ trợ bất cứ thứ gì. Thậm chí, đến nay chúng tôi còn chưa nhận được thông báo nguyên nhân cháy chợ là do đâu?”

 

Theo chị Hoài, khu chợ mới ở đường Phạm Tuấn Tài diện tích nhỏ hơn (2,5m/kiot) trong khi ở chợ cũ là 3-5m/kiot nhưng thu giá thuê mặt bằng lại bằng nhau.

 

Bên cạnh đó, nhiều hộ kinh doanh sợ bị chủ đầu tư “o ép” khi chuyển sang địa điểm mới giá tiền thuê mặt bằng sẽ do tiểu thương thỏa thuận với chủ đầu tư và thỏa thuận như thế nào lại do từng hộ kinh doanh làm việc với chủ đầu tư để đi đến thống nhất.

 

Việc các gian hàng tại chợ mới quá ít trong khi các hộ kinh doanh thì nhiều, dễ dẫn đến việc các hộ kinh doanh phải giành nhau địa điểm kinh doanh và cuối cùng người được lợi chính là chủ đầu tư.

 

Một vấn đề nữa mà các tiểu thương đề cập là chợ mới chỉ được kinh doanh trong vòng 5 năm và cũng là một chợ tạm. Họ muốn chuyển đến một địa điểm mới quy mô, ổn định chứ không thể chuyển từ chợ tạm này sang chợ tạm khác.

 

Chị Hoài cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi đồng ý di dời chợ và không phản đối quy định của chính quyền, tuy nhiên chúng tôi muốn có thời gian để các hộ có thể thu lại vốn sau vụ cháy. Đồng thời, chúng tôi muốn chợ thuộc về BQL cũ là BQL chợ Nghĩa Tân chứ không phải là HTX dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh tổng hợp Dịch Vọng”.

 

“Giải tỏa thời điểm này là đã quá muộn”

 

Trao đổi với PV  trong chiều 13/1, đại diện UBND quận Cầu Giấy cho biết, quận đã nhận được đơn thư từ các tiểu thương chợ Nhà Xanh.

 

Ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng phòng Kinh tế, UBND Cầu Giấy, phân tích: “Việc các tiểu thương đòi chợ mới phải thuộc về quản lý của BQL chợ cũ (BQL chợ Nghĩa Tân) là không thể đáp ứng được. Bởi chợ mới được xây dựng trên phần đất của HTX dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh tổng hợp Dịch Vọng nên phải do HTX này quản lý".

 

Chợ Nhà Xanh mới ở Phạm Tuấn Tài đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng.

 

Phòng kinh tế UBND Cầu Giấy cũng thông tin, đến nay cơ quan điều tra chưa cung cấp nguyên nhân gây hỏa hoạn ngày 16/12 nên về phía quận chưa thể có chính sách hỗ trợ phù hợp cho các tiểu thương bị thiệt hại.

 

Bà Lê Thị Kim Nga, Phó phòng Kinh tế, UBND Cầu Giấy, nói: “Chúng tôi hiểu và thông cảm cho lợi ích của người dân. Tuy nhiên, chợ Nhà Xanh là một chợ tạm nằm ngay giữa lòng đường, vỉa hè đường Phan Văn Trường. Nhiều năm nay, việc kinh doanh ở đây thường xuyên gây ra ùn tắc vào giờ cao điểm”.

 

Một góc chợ mới bị các tiểu thương “tẩy chay”

 

Cũng theo bà Nga: “Cả thành phố trông chờ vào kế hoạch này để trả lại vẻ đẹp, mỹ quan cho con đường lớn của quận Cầu Giấy, giờ mới thực hiện việc này là đã quá muộn”.

 

Bà Nga cũng phân tích, cơ quan chức năng đã có nhiều ưu đãi cho các tiểu thương. Cụ thể, thời điểm sau Tết Nguyên đán chờ các hộ dân kinh doanh xong đợt hàng Tết mới tiến hành chuyển chợ.

 

Bên cạnh đó khi về chợ mới, đối với các hộ kinh doanh bị thiệt hại do cháy chợ sẽ được miễn phí sử dụng chỗ ngồi kinh doanh 1 năm.

 

Các hộ có hợp đồng thuê chỗ không phải nộp phí sử dụng diện tích chỗ ngồi trong tháng đầu tiên; 6 tháng tiếp theo nộp theo mức thu tại Hợp đồng cho thuê địa điểm kinh doanh tại chợ tạm Nhà Xanh.

 

Các tháng còn lại sẽ thực hiện nộp phí theo Quyết định 34/2009/QĐ-UBND ngày 9-1-2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu phí chợ trên địa bàn Thành phố; chủ đầu tư sẽ ban hành mức thu sau khi báo cáo Sở Tài chính thẩm định.

 

“Yêu cầu lùi thời gian di dời chợ 2 năm nữa (2016 - theo đơn kiến nghị của các tiểu thương) là không thể đáp ứng được”, đại diện UBND quận Cầu Giấy nói.

 

Theo thông báo của UBND quận Cầu Giấy, việc di dời chợ tạm Nhà Xanh, đường Phan Văn Trường về chợ tạm Dịch Vọng Hậu, phố Nghĩa Tân, sẽ được tổ chức thực hiện từ ngày 25/12/2013 đến ngày 28/02/2014.

 

Sau thời hạn này, các cá nhân, tổ chức không chấp hành việc di chuyển sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

Nguồn VietNamNet

Nên xem

Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

(LĐTĐ) Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu - Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

(LĐTĐ) Sáng 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII.
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

(LĐTĐ) Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, cuối năm 2016, "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể. Với tình yêu mãnh liệt đối với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, Makeup Artist Trần Quỳnh Hoa đã thổi hồn vào từng nét cọ, mang đến cho khán giả một cái nhìn đầy màu sắc về nghệ thuật hầu đồng.
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung

Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quang Trung đã kịp thời chỉ đạo các lực lượng và tuyên truyền vận động các hộ dân di chuyển ra khỏi nhà. Do đó, khi nhà sập không có thương vong về người.
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng

Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm tổ chức Lễ kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) và trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 cho các đảng viên lão thành cách mạng.
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

(LĐTĐ) Trong những năm qua, huyện Thường Tín (Hà Nội) đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ, ứng dụng toàn diện chuyển đổi số trong hoạt động của bộ máy hành chính, an sinh xã hội và phát triển kinh tế; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng phục vụ người dân.
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

(LĐTĐ) Bên cạnh kết quả đạt được cũng như những ưu điểm của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã xuất hiện nhiều tồn tại, vướng mắc cần kịp thời tháo gỡ.

Tin khác

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của thành phố Vinh.
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?

Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?

(LĐTĐ) Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm, nhiều vỉa hè, tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội lại bị “xới tung”, bụi bay mù mịt gây ảnh hưởng đời sống dân sinh. Điều đáng nói, tình trạng này lặp đi lặp lại hàng năm trên khắp các nẻo đường, tuyến phố như một điệp khúc quen thuộc.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt

Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 2h30 ngày 4/11, tại nhà số 3H1, ngõ 20 phố trần Kim Xuyến, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nhận thấy có 2 người mắc kẹt trong đám cháy, lực lượng chức năng đã nhanh chóng tiếp cận các hướng để tìm kiếm cứu nạn và đã đưa nạn nhân ra ngoài an toàn.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 4/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, sáng sớm có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió Đông Bắc cấp 2 - 3.
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

(LĐTĐ) Khoảng gần sáng 4/11, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường xuống miền Bắc; từ đêm Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội trời ít mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Xem thêm
Phiên bản di động