Hà Nội: Đề xuất miễn thu phí khi đi lễ chùa
Theo thống kê, trên địa bàn thành phố hiện có 10 di tích lịch sử - văn hóa đang thu phí tham quan, gồm: Đền Ngọc Sơn, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Khu di tích Cổ Loa, Đền Quán Thánh, Nhà tù Hỏa Lò, Chùa Hương, Làng cổ Đường Lâm, Chùa Thầy, chùa Tây Phương, Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long.
Mới đây, để đánh giá công tác thu phí này, Ban Văn hóa xã hội, Hội đồng Nhân dân TP (HĐND TP) Hà Nội vừa có đợt khảo sát tình hình thu, quản lý và sử dụng phí tham quan tại các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn và đã nêu ra một số bất cập cần sửa đổi.
Theo đánh giá của Ban Văn hóa xã hội - HĐND TP, các đơn vị được giao thu phí tham quan đã thực hiện nghiêm túc nghị quyết của HĐND TP, mức thu phí được thực hiện đúng quy định. Nguồn kinh phí tham quan được sử dụng để tu bổ, phục hồi di tích và chi cho công tác quản lý, nhờ đó các di tích có thu phí được bảo vệ tốt hơn, cảnh quan môi trường sạch sẽ, an ninh trật tự đảm bảo, lễ nghi trong di tích được bảo tồn.
![]() |
Người dân đi lễ chùa. Ảnh: Internet. |
Tuy nhiên, qua công tác thu phí còn nảy sinh nhiều bất cập, trong đó theo quy định của UBND TP thì thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên địa bàn Thành phố Hà Nội là khách tham quan nhưng các đơn vị thu phí tại di tích đã thu phí tất cả các đối tượng bao gồm cả người đi lễ.
Đáng chú ý, tại các quần thể di tích lớn tại Làng cổ Đường Lâm, người dân đi lễ Chùa Mía hoặc khách vào làng ngoài mục đích tham quan đã bị ảnh hưởng, phiền hà bởi việc thu phí.
"Thực trạng này đã phần nào hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt hàng ngày của người dân. Bên cạnh đó, việc thu phí đối với trẻ dưới 15 tuổi rất khó thực hiện vì phải xuất trình giấy tờ chứng minh độ tuổi…", Ban Văn hóa xã hội nhận định.
Trước những bất cập này, Ban Văn hóa xã hội - HĐND TP Hà Nội cho biết, đã đề xuất, kiến nghị UBND TP cần xây dựng Đề án trình HĐND TP điều chỉnh quy định về phí tham quan các di tích có cơ sở tôn giáo tín ngưỡng, trong đó nghiên cứu bổ sung quy định miễn thu phí cho người dân đi lễ vào các ngày rằm, ngày mồng 1 hàng tháng, ngày tết nguyên đán và các ngày lễ hội khác để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Đồng thời, thay quy định miễn phí cho trẻ em dưới 15 tuổi bằng chiều cao của trẻ.
Nguồn VnMedia
Nên xem

Tổ chức chuỗi hoạt động hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025

Dự kiến khởi công đường sắt cao tốc Bắc - Nam trước ngày 31/12/2026

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Lãnh đạo thành phố Hà Nội tri ân đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Cán bộ công đoàn thời 4.0: Không chỉ nhiệt huyết, mà cần cả kỹ năng số

Trải nghiệm đẳng cấp với giá ưu đãi tại các khách sạn hàng đầu Hà Nội

Techcombank tiếp tục ra mắt chi nhánh thế hệ mới tại Bình Dương
Tin khác

Dự kiến khởi công đường sắt cao tốc Bắc - Nam trước ngày 31/12/2026
Giao thông 24/04/2025 14:12

Hà Nội tăng cường quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính
Đô thị 24/04/2025 10:29

Tàu chất lượng cao chạy tuyến Hà Nội - Vinh chính thức vận hành
Giao thông 24/04/2025 10:10

Kỳ 2: Bài toán chưa có lời giải
Môi trường 24/04/2025 08:00

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/4: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào, rải rác có giông
Môi trường 24/04/2025 06:25

Hà Nội dự phòng xe buýt phục vụ người dân dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Giao thông 23/04/2025 19:53

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phục vụ đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Giao thông 23/04/2025 19:51

Hà Nội công bố số điện thoại phản ánh giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5
Giao thông 23/04/2025 16:36

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm
Longform 23/04/2025 09:56

Dự báo thời tiết tại Hà Nội ngày 23/4: Ngày nắng nóng, đêm có mưa rào và dông vài nơi
Môi trường 23/04/2025 06:16