Hà Nội đề xuất bảo tồn, phát huy giá trị di sản đô thị cầu Long Biên và các vòm đá
Đề nghị xử lý bãi rác chân cầu Long Biên | |
Sức sống phố cổ |
Theo đó, UBND TP. Hà Nội có chủ trương giao cho các đơn vị thuộc Thành phố tổ chức khảo sát, nghiên cứu, đề xuất việc bảo tồn và phát huy giá trị tổng thể cầu Long Biên trên cơ sở kinh nghiệm các nước trên thế giới.
Hà Nội đề xuất khảo sát, bảo tồn, phát huy giá trị di sản đô thị cầu Long Biên và các vòm đá của cầu dẫn lên cầu Long Biên |
Theo nghiên cứu ban đầu, dự án sẽ chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, thực hiện vẽ tranh bích họa trên bề mặt 26 vòm đá dưới cầu dẫn từ phố Lê Văn Linh đến phố Hàng Cót, dự kiến triển khai trong quý IV năm 2017.
Việc vẽ tranh bích họa này do Quỹ Giao lưu quốc tế Hàn Quốc và Chương trình định cư con người Liên hợp quốc đề xuất hợp tác với TP.Hà Nội triển khai, nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc.
Giai đoạn 2, khảo sát, nghiên cứu sử dụng không gian các vòm cầu đá dưới cầu dẫn lên cầu Long Biên để sử dụng vào các dịch vụ công cộng phục vụ các lĩnh vực nghệ thuật: âm nhạc, hội họa, tranh truyện thiếu nhi, tranh dân gian…
UBND TP.Hà Nội đề nghị Bộ Giao thông Vân tải cho ý kiến về chủ trương trên, đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ hỗ trợ Thành phố trong việc cung cấp thông tin, hồ sơ thiết kế đoạn cầu dẫn phía Nam cầu Long Biên (hồ sơ trước và sau khi xây đá bịt kín các vòm cầu), thí điểm tháo dỡ một số vòm đá để phục vụ việc đánh giá chính xác hiện trạng và đề xuất phương án cải tạo, bảo tồn và phát huy giá trị các vòm cầu đá dưới cầu dẫn lên cầu Long Biên.
Theo quy hoạch giao thông Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016), tuyến đường sắt đô thị số 1 (đi từ Giáp Bát - Ngọc Hồi đến Gia Lâm - Yên Viên) có hướng trùng với tuyến đường sắt quốc gia hiện có. Đoạn từ phố Trần Phú đến ngã ba Phùng Hưng - Lê Văn Linh có tim tuyến dịch về phía Đông (phố Phùng Hưng), đi thẳng và rẽ vào phố Hàng Đậu đi qua sông Hồng (song song với cầu Long Biên về phía thượng lưu 75m) để đến ga Gia Lâm. Do đó, trong tương lai, tuyến đường sắt từ Văn Điển đến Gia Lâm sẽ ngừng khai thác. Đây là cơ sở để Hà Nội đề xuất bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị của cầu Long Biên và các vòm đá dưới cầu dẫn lên cầu Long Biên. |
Theo Thanh Nga/ baodautu.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59