Gỡ vòng kim cô để Việt Nam 'rộng cửa'

 Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định miễn visa cho công dân đến từ 5 quốc gia gồm: Ý, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức. Quyết định trên sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7. Có thể nói đây là một bước đi phù hợp xu hướng, và được chờ đợi để gỡ dần chiếc “vòng kim cô” visa đang là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của ngành du lịch VN.
Kiên định mục tiêu vì người lao động
Cải thiện kỹ năng nghề du lịch cho lao động Việt Nam
Ai sẽ mua ôtô "Made in Việt Nam" của Vinaxuki
Khó thực hiện khi áp dụng với lao động nước ngoài tại Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác tài chính Việt Nam- Hàn Quốc
4 “nỗi khổ” khi đi xe sang tại Việt Nam
Nhiều nước thất bại, Việt Nam lại làm

Gỡ “vòng kim cô”

Đầu tháng 6 vừa qua, Campuchia và Thái Lan đã chung tay kí chương trình đẩy mạnh hợp tác du lịch, gọi là “hai vương quốc, một điểm đến”, sau ba năm thực hiện. Ý tưởng ban đầu rất đơn giản: khách du lịch chỉ cần một loại visa chung để đến thăm cả hai nước. Hiệu quả của nó thì khá rõ ràng: chỉ tính riêng Quý I/2015, lượng khách đến Campuchia từ Thái Lan tăng đến 37%. Du khách có xu hướng kết hợp đi cả hai nước hơn trước đây bởi sự thuận tiện.

Sáng kiến visa chung này thực ra được thảo luận ở Bagan, Myanmar cách đây hơn chục năm, giữa lãnh đạo của bốn quốc gia là Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia. Việt Nam sau đó cũng đồng ý tham gia. Giấc mơ ban đầu là thiết lập một khối visa chung tương tự Schengen của Liên minh Châu Âu. Rồi ý tưởng đó, cũng như nhiều giấc mơ của ASEAN, bị chìm vào quên lãng, và chỉ có hai quốc gia kể trên thực hiện.

Nhưng dẫu sao, khách du lịch cũng có thể qua lại giữa bốn nước đó khá dễ dàng bởi chính sách visa tại cửa đến (visa on arrival) như ở Lào, hay thủ tục thuận lợi với visa điện tử (e-visa) như ở Campuchia. Hiện nước duy nhất bị cô lập trong vòng tròn du lịch sôi động nhất ở Đông Nam Á lục địa là chúng ta, Việt Nam.

Là nước có phí làm visa đắt nhất khu vực, thủ tục thực hiện khó khăn nhất, thời gian nộp hồ sơ dài nhất, Việt Nam đang tự trói mình trong vòng kim cô mang tên visa.

du lịch, visa, thị thực, Sơn Đoòng, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia
Sau khi trở về từ Sơn Đoòng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có phát biểu ấn tượng về phát triển du lịch. Ảnh: Thuận Thắng/ Tuổi trẻ

Từng có những lo ngại miễn Visa sẽ làm mất một nguồn kinh phí. Song thực tế như ông Ken Atkison, trưởng nhóm công tác du lịch của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) phân tích, việc lo ngại mất 11 triệu USD tiền phí visa từ khách du lịch là “thiển cận”. Bởi số tiền bù lại mà đất nước thu được từ lượng khách du lịch đông hơn có thể lên đến hàng trăm triệu, thậm chí là cả tỷ đô la Mỹ.Giải tỏa lo ngại

Ước tính của ông Atkinson là cứ hơn 150 nghìn du khách tăng thêm, kinh tế đất nước sẽ thu thêm khoảng 200 triệu USD. Với thuế suất thu nhập doanh nghiệp hiện là từ 20 – 22%, nguồn thu cho ngân sách sẽ rơi vào khoảng 40 triệu USD. Số tiền này thừa đủ để chuyển lại một phần cho Bộ Ngoại giao khi Bộ mất thu nhập từ phí visa (vốn ít hơn 11 triệu USD vì chúng ta miễn visa có chọn lọc, chứ không phải cho toàn bộ các nước).

Một nước Đông Nam Á khác, Indonesia, vừa mới thực hiện chính sách miễn visa cho hơn 30 nước từ đầu năm nay. Quốc gia này kì vọng mời gọi thêm 750 ngàn lượt du khách đến và một tỷ USD doanh thu hàng năm. Trước đó, Indonesia chỉ miễn thị thực cho công dân của 15 nước.

Hai lý do phản đối miễn thị thực mạnh mẽ nhất, không phải từ góc độ kinh tế, là an ninh quốc gia và an toàn sức khoẻ cộng đồng. Nhưng theo tôi, quan điểm đó cũng không mấy thuyết phục.

Miễn visa không có nghĩa là người ta muốn vào Việt Nam lúc nào cũng được. Kiểm soát an ninh hàng không, con đường chính của du khách, phải có hai chiều; và chiều đi ở những nước đề xuất miễn visa (Châu Âu và Bắc Mỹ) đều được siết chặt, hạn chế tới mức tối đa nguy hiểm từ khủng bố hay tội phạm.

Ở cửa khẩu Việt Nam, tôi cũng đã nhiều lần qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài, và thấy rằng hệ thống an ninh của chúng ta cũng rất chặt chẽ và hiện đại. Chúng ta hầu như chưa bao giờ gặp vấn đề an ninh tại sân bay.

Thêm vào đó, miễn visa nhưng du khách vẫn cần hộ chiếu, và với việc thông tin hộ chiếu có thể kiểm tra qua mạng, rủi ro an ninh chắc chắn là không đáng kể.

Dịch bệnh truyền nhiễm cũng không liên quan đến visa. Cần visa hay không, tất cả mọi du khách, kể cả người Việt, khi nhập cảnh vào Việt Nam đều phải thông qua hải quan và nơi kiểm soát dịch bệnh (hay đo thân nhiệt như với trường hợp phòng dịch MERS ở Bắc Á) tại cửa khẩu. Các trường hợp bị nghi ngờ sẽ được giữ lại kiểm tra, bất kể anh có visa, được miễn visa, hay mang hộ chiếu Việt Nam.

Một lo ngại nữa là miễn visa đơn phương liệu có phải là “hạ mình” và làm xấu hổ đất nước? Tôi không cho rằng là như vậy. Du lịch được coi là ngành “xuất khẩu tại chỗ”, và chính sách visa được thực hiện với người dân của các quốc gia khác là để tăng cường hoạt động kinh tế từ các cá nhân, không liên quan gì đến chính quyền.

Nguyên tắc bình đẳng song phương chỉ có trên bình diện các hiệp định giữa hai nhà nước với nhau, và liên quan nhiều đến ngoại giao hơn. Tôi thực sự không nghĩ người Thái, nơi có gần 30 triệu lượt khách mỗi năm, hay Singapore, quốc đảo bé bằng Phú Quốc và có 15 triệu lượt khách đến năm ngoái, thấy “nhục” khi đơn phương miễn visa cho các nước khác.

“Cởi trói” cho chính sách

Bản thân tôi là một người tương đối thích đi du lịch, và cũng có dịp được đi một số nước trên thế giới. Miếng dán visa ở hộ chiếu, đối với tôi, nhiều khi cũng là vật trang trí thú vị để mình nhớ về chuyến đi đến những vùng đất xa lạ. Thậm chí tôi có thể thích nó. Bởi vậy, tôi không ngại xin visa nếu thủ tục thuận tiện, không nhiêu khê, không mất thời gian, và chi phí vừa phải. Tôi chỉ mất tầm hơn 1 tiếng và 30 đô la để làm visa đi Ma-rốc. Tôi nghĩ nhiều khách du lịch cũng có quan điểm tương tự như tôi về visa.

Vậy nên, vấn đề quan trọng trong tranh cãi “miễn hay không miễn” là việc phải làm sao cho hành trình đến Việt Nam trở nên dễ dàng hơn. Cùng với việc mở rộng danh sách các nước được miễn visa, chúng ta cũng có thể cải cách lại thủ tục làm visa như giảm thiểu thời gian chờ đợi, giấy tờ cần nộp, cho phép visa tại điểm đến (visa on arrival), hay visa điện tử (e-visa).

Đó là những cái tối thiểu nhất và dễ làm nhất mà ngành Du lịch có thể thực hiện được. Các nước láng giềng xung quanh ta, gồm cả Lào và Campuchia, đã thực hiện visa on arrival và e-visa từ khá lâu.

Chúng ta cũng không phải là thiếu quyết tâm, chủ trương để hành động. Trước khi có quyết định này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tôi đã rất tâm đắc với phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về phát triển du lịch sau khi trở về từ Sơn Đoòng, rằng Việt Nam sẽ không chỉ tăng số nước miễn visa theo xu hướng thế giới và khu vực, mà sẽ cải tiến tất cả các khâu liên quan để du khách cảm thấy thoải mái, thuận tiện hơn. Cái nút thắt trước tiên cần phải gỡ, đó là chính sách về visa, bởi căn nhà dù đẹp đến đâu cũng sẽ vắng khách nếu cánh cửa quá nặng và đẩy mãi không ra.

Nguyễn Khắc Giang(Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - VEPR)

Được biết, Việt Nam đã miễn visa đơn phương cho 7 nước là Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Nga, miễn visa trên cơ sở có đi có lại với 9 nước ASEAN. Mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết về việc miễn thị thực có thời hạn đối với công dân nước Cộng hòa Belarus. Theo thống kê, từ khi miễn visa năm 2014, khách Nhật Bản đến Việt Nam tăng 2,43 lần; từ Hàn Quốc tăng 3,6 lần; từ Nga (từ năm 2009) tăng 7,45 lần… (VnEconomy).
vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

(LĐTĐ) Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Báo Hànộimới phối hợp với Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xe buýt xanh - Hành trình của tương lai”.
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

(LĐTĐ) Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 8 bị can trong vụ án sai phạm xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục về các tội "Nhận hối lộ", "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Đảng bộ quận Tây Hồ tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7 tháng 11 cho các đảng viên lão thành cách mạng nhân dịp kỷ niệm 107 năm Ngày cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024).
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức toạ đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam”, nhằm đẩy mạnh truyền thông Ngày Pháp luật Việt Nam đến các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, cách làm cụ thể, thiết thực.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 4/11, thị trường dầu thế giới ghi nhận xu hướng tăng, mặc dù dự báo giá hàng hóa toàn cầu sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm vào năm 2025, do nguồn cung dầu mỏ dồi dào. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 69,33 USD/thùng, tăng 0,33%. Giá dầu Brent đạt 72,94 USD/thùng, tăng 0,4%.
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 4/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.242 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,32 điểm.
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định

Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay (4/11), sau nhiều phiên gần đây, giá vàng nhẫn thường biến động cùng chiều với thị trường thế giới. Trong bối cảnh giá vàng thế giới giảm mạnh, vàng nhẫn trong nước đang đối diện nguy cơ giảm theo.
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/11/2024), thị trường xăng dầu thế giới chốt phiên cuối tuần với tín hiệu hạ nhiệt, đánh dấu sự ổn định sau nhiều phiên tăng mạnh. Dưới đây là diễn biến chính của giá dầu trong tuần qua.
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao

(LĐTĐ) Sáng nay (3/11/2024), tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.242 đồng, giảm tuần 13 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,32 điểm - tăng tuần 0,06%.
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024

Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024

(LĐTĐ) Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu về vàng vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng gia tăng mạnh trong bối cảnh giá kim loại quý này liên tiếp phá đỉnh. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, ngược chiều thế giới, nhu cầu vàng bất ngờ sụt giảm trong quý 3/2024.
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 3/11, giá vàng thế giới giảm nhẹ khoảng 1,9% so với đỉnh 2,790 USD. Vàng nhẫn tròn giảm 100 nghìn đồng/lượng xuống 89 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động