Gỡ những gút mắc quanh bảo tồn và phát triển làng cổ
Du lịch làng cổ ven đô, nét xưa còn đó | |
Về vùng đất "hai vua", nhớ ghé thăm lăng Ngô Quyền | |
Về thăm ngôi làng 500 tuổi ở Hà Nội | |
Trao quyết định làng cổ Đường Lâm là điểm du lịch |
Tự hào là vậy, song từ khi làng được mang danh Di tích cấp quốc gia từ năm 2005 đến nay, cũng là lúc người dân Đường Lâm phải tuân thủ mọi quy định nghiêm ngặt của Luật Di sản văn hóa đối với các hoạt động liên quan đến di tích. Điều này cũng là căn nguyên nảy sinh mâu thuẫn giữa bảo tồn và nhu cầu cuộc sống người dân tại di tích.
Chia sẻ về vấn đề liên quan, ông Hà Nguyên Huyến – một chủ nhà cổ cho biết, cho đến nay du lịch ở Làng cổ Đường Lâm vẫn manh mún, tự phát do chưa có bàn tay của một “nhạc trưởng”.
Sản phẩm du lịch mới chỉ dừng ở mức bán một số sản phẩm bánh kẹo, tương cà, nấu ăn cho khách... “Một trong những vấn đề then chốt phải cần được nhấn mạnh là làng cổ Đường Lâm chính là một cộng đồng cư dân nông nghiệp cổ.
Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến, bàn về giải pháp phát triển du lịch làng cổ Đường Lâm. Ảnh: Đ.L |
Nếu không còn nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp của cộng đồng này chưa và không thể trở thành hàng hóa phục vụ du lịch thì việc gìn giữ di sản này còn gặp nhiều khó khăn. Chính người dân sống với di sản , gắn liền với di sản, bảo vệ di sản chứ không phải là của các cấp quản lý với các văn bản khô khan…” – ông Huyến chia sẻ.
PGS.TS Dương Văn Sáu – Trưởng khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng, có hai khuynh hướng cần tránh liên quan đến phát triển du lịch tại làng cổ đó là khuynh hướng bảo thủ và khuynh hướng cấp tiến một cách thái quá.
Nói cụ thể, trong quá trình tổ chức, điều hành, duy trì các hoạt động du lịch, nếu không được quản lý tốt sẽ dễ dẫn đến hiện tượng lại căng, pha tạp trong cách nhìn, cách hiểu. Điều này sẽ dễ dẫn đến cách ứng xử lệch lạc đối với văn hóa truyền thống ở làng cổ.
Đi sâu nói về những hạn chế trong công tác phát triển du lịch, theo ông Trần Đức Hải, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, lượng khách đến với làng cổ Đường Lâm đạt khoảng 15 vạn khách mỗi năm, còn hạn chế so với tiềm năng Làng cổ. Điểm đến du lịch Làng cổ Đường Lâm là du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, do vậy, cộng đồng là chủ thể, phát triển du lịch cần phải gắn với cộng đồng.
Trong chiến lược phát triển du lịch của Làng cổ, thành tố quan trọng nhất là người dân tham gia thế nào. Khi đã xác định được vị trí của người dân và hướng phát triển phù hợp, du lịch Làng cổ Đường Lâm mới có sự bền vững.
Được biết, để giải bài toán phát triển du lịch gắn với bảo tồn là điều được các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân nơi đây đang nỗ lực hướng tới. Cụ thể, nhằm hỗ trợ người dân được hưởng lợi từ dịch vụ du lịch, thời gian qua Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây và Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm đã triển khai nhiều giải pháp để đánh thức tiềm năng, nâng cao nhận thức và trình độ làm du lịch cho người dân như: Mời các hộ đi tham quan mô hình làm du lịch cộng đồng, homestay ở Bát Tràng, Mai Châu (Hòa Bình), Sa Pa (lào Cai), phố cổ Hội An – Quảng Nam…
Sơn Tây đang hướng đến phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Ảnh: Đ.L |
Tập huấn cho người dân tiếp khách, mời khách, đón khách một cách chuyên nghiệp; tổ chức thi làm các sản phẩm bánh kẹo của địa phương; mở chợ quê vào những ngày lễ, hội; tạo ra những sản phẩm lưu niệm phong phú từ mây tre đan, gốm sứ, tranh thêu, rơm… những nỗ lực này của Sơn Tây đã và đang dần phát huy hiệu quả. Minh chứng dễ thấy, từ năm 2014 đến 2019, khoảng 70 vạn lượt khách du lịch, trong đó có hơn 3 vạn lượt khách quốc tế, đã đến tham quan, trải nghiệm tại Làng cổ Đường Lâm.
Tuy nhiên, để tương xứng với tiềm năng sẵn có, thời gian tới thị xã Sơn Tây và người dân Đường Lâm cần thêm sự cố gắng trong quảng bá hình ảnh và sự đồng thuận chung sức trong quy hoạch và bảo tồn làng cổ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07