Gỡ những gút mắc quanh bảo tồn và phát triển làng cổ

11:00 | 03/12/2019
(LĐTĐ) Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) là nơi đang lưu giữ quần thể di tích cổ dày đặc gồm 50 di tích có giá trị, trong đó có 10 ngôi nhà cổ được xếp hạng cấp thành phố và gần 100 ngôi nhà cổ giá trị đặc biệt có niên đại từ 100 năm trở lên, gần 1.000 ngôi nhà truyền thống nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ.  
go nhung gut mac quanh bao ton va phat trien lang co Du lịch làng cổ ven đô, nét xưa còn đó
go nhung gut mac quanh bao ton va phat trien lang co Về vùng đất "hai vua", nhớ ghé thăm lăng Ngô Quyền
go nhung gut mac quanh bao ton va phat trien lang co Về thăm ngôi làng 500 tuổi ở Hà Nội
go nhung gut mac quanh bao ton va phat trien lang co Trao quyết định làng cổ Đường Lâm là điểm du lịch

Tự hào là vậy, song từ khi làng được mang danh Di tích cấp quốc gia từ năm 2005 đến nay, cũng là lúc người dân Đường Lâm phải tuân thủ mọi quy định nghiêm ngặt của Luật Di sản văn hóa đối với các hoạt động liên quan đến di tích. Điều này cũng là căn nguyên nảy sinh mâu thuẫn giữa bảo tồn và nhu cầu cuộc sống người dân tại di tích.

Chia sẻ về vấn đề liên quan, ông Hà Nguyên Huyến – một chủ nhà cổ cho biết, cho đến nay du lịch ở Làng cổ Đường Lâm vẫn manh mún, tự phát do chưa có bàn tay của một “nhạc trưởng”.

Sản phẩm du lịch mới chỉ dừng ở mức bán một số sản phẩm bánh kẹo, tương cà, nấu ăn cho khách... “Một trong những vấn đề then chốt phải cần được nhấn mạnh là làng cổ Đường Lâm chính là một cộng đồng cư dân nông nghiệp cổ.

go nhung gut mac quanh bao ton va phat trien lang co
Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến, bàn về giải pháp phát triển du lịch làng cổ Đường Lâm. Ảnh: Đ.L

Nếu không còn nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp của cộng đồng này chưa và không thể trở thành hàng hóa phục vụ du lịch thì việc gìn giữ di sản này còn gặp nhiều khó khăn. Chính người dân sống với di sản , gắn liền với di sản, bảo vệ di sản chứ không phải là của các cấp quản lý với các văn bản khô khan…” – ông Huyến chia sẻ.

PGS.TS Dương Văn Sáu – Trưởng khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng, có hai khuynh hướng cần tránh liên quan đến phát triển du lịch tại làng cổ đó là khuynh hướng bảo thủ và khuynh hướng cấp tiến một cách thái quá.

Nói cụ thể, trong quá trình tổ chức, điều hành, duy trì các hoạt động du lịch, nếu không được quản lý tốt sẽ dễ dẫn đến hiện tượng lại căng, pha tạp trong cách nhìn, cách hiểu. Điều này sẽ dễ dẫn đến cách ứng xử lệch lạc đối với văn hóa truyền thống ở làng cổ.

Đi sâu nói về những hạn chế trong công tác phát triển du lịch, theo ông Trần Đức Hải, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, lượng khách đến với làng cổ Đường Lâm đạt khoảng 15 vạn khách mỗi năm, còn hạn chế so với tiềm năng Làng cổ. Điểm đến du lịch Làng cổ Đường Lâm là du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, do vậy, cộng đồng là chủ thể, phát triển du lịch cần phải gắn với cộng đồng.

Trong chiến lược phát triển du lịch của Làng cổ, thành tố quan trọng nhất là người dân tham gia thế nào. Khi đã xác định được vị trí của người dân và hướng phát triển phù hợp, du lịch Làng cổ Đường Lâm mới có sự bền vững.

Được biết, để giải bài toán phát triển du lịch gắn với bảo tồn là điều được các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân nơi đây đang nỗ lực hướng tới. Cụ thể, nhằm hỗ trợ người dân được hưởng lợi từ dịch vụ du lịch, thời gian qua Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây và Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm đã triển khai nhiều giải pháp để đánh thức tiềm năng, nâng cao nhận thức và trình độ làm du lịch cho người dân như: Mời các hộ đi tham quan mô hình làm du lịch cộng đồng, homestay ở Bát Tràng, Mai Châu (Hòa Bình), Sa Pa (lào Cai), phố cổ Hội An – Quảng Nam…

go nhung gut mac quanh bao ton va phat trien lang co
Sơn Tây đang hướng đến phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Ảnh: Đ.L

Tập huấn cho người dân tiếp khách, mời khách, đón khách một cách chuyên nghiệp; tổ chức thi làm các sản phẩm bánh kẹo của địa phương; mở chợ quê vào những ngày lễ, hội; tạo ra những sản phẩm lưu niệm phong phú từ mây tre đan, gốm sứ, tranh thêu, rơm… những nỗ lực này của Sơn Tây đã và đang dần phát huy hiệu quả. Minh chứng dễ thấy, từ năm 2014 đến 2019, khoảng 70 vạn lượt khách du lịch, trong đó có hơn 3 vạn lượt khách quốc tế, đã đến tham quan, trải nghiệm tại Làng cổ Đường Lâm.

Tuy nhiên, để tương xứng với tiềm năng sẵn có, thời gian tới thị xã Sơn Tây và người dân Đường Lâm cần thêm sự cố gắng trong quảng bá hình ảnh và sự đồng thuận chung sức trong quy hoạch và bảo tồn làng cổ.

Đ.L

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này