Giúp gỡ vướng trong phát triển đô thị
Tăng khả năng dự báo nhờ xây dựng đô thị thông minh | |
Hà Nội triển khai đồng bộ giải pháp giảm ùn tắc giao thông |
Báo cáo kết quả 3 năm thi hành Luật Thủ đô (1/7/2013) tại Kỳ họp thứ ba HĐND TP Hà Nội khóa XV, ông Phan Hồng Sơn, Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, tích cực triển khai thực hiện, do đó các quy định của Luật đã từng bước đi vào cuộc sống, có tác dụng tích cực trong việc xây dựng và phát triển Thủ đô.
Việc triển khai lập quy hoạch các đô thị vệ tinh, quy hoạch phân khu, chi tiết và các quy hoạch khác được đẩy mạnh, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định Luật Thủ đô. Đồng thời, Thành phố chỉ đạo rà soát quy hoạch đã được phê duyệt trước khi Luật Thủ đô có hiệu lực để thực hiện điều chỉnh cho phù hợp quy hoạch chung. Bên cạnh đó, Thành phố cũng đã ban hành chính sách ưu tiên phát triển hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải nhất là hệ thống hành khách công cộng… Đồng thời, Thành phố đã tổ chức rà soát, xây dựng danh mục đồ án đến năm 2020 gồm 56 đồ án quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường nhằm đảm bảo quy hoạch chi tiết trục đường mới trong đô thị, phải đảm bảo phạm vi lập quy hoạch mở rộng mỗi bên khoảng 50m.
Trong đó, Thành phố đã phê duyệt một số đồ án quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường thuộc tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài; tuyến đường 179 (đoạn quốc lộ 5 đến thôn Chu Xã, xã Kiêu Kỵ); tuyến đường Dốc Hội – Đại học Nông nghiệp. Ngoài ra, Thành phố cũng triển khai nhiều chương trình, dự án đề án nhằm từng bước cải thiện môi trường Thủ đô như đề án Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy; hoàn thành và đưa vào vận hành các nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, hồ Tây, hồ Bảy Mẫu...
Báo cáo kết quả 3 năm thi hành Luật Thủ đô (1/7/2013) tại Kỳ họp thứ ba HĐND TP Hà Nội khóa XV, ông Phan Hồng Sơn, Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho biết, Thành phố Hà Nội đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, tích cực triển khai thực hiện, do đó các quy định của Luật đã từng bước đi vào cuộc sống, có tác dụng tích cực trong việc xây dựng và phát triển Thủ đô. |
Còn theo Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội, Thành phố đã xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành, đã tổ chức phân nhóm tiêu chí, thứ tự di dời (Di dời các cơ sở không phù hợp quy hoạch và gây ô nhiễm môi trường; di dời các cơ sở không phù hợp quy hoạch tạo quỹ đất để Thành phố bổ sung công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường… Lộ trình di dời các cơ sở công nghiệp theo 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 triển khai trên 4 quận nội thành (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng); Giai đoạn 2 thực hiện di dời các cơ sở vừa gây ô nhiễm môi trường vừa không phù hợp quy hoạch; Giai đoạn 3 sẽ tiến hành di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; Giai đoạn 4 sẽ di dời các cơ sở còn lại. Hiện Thành phố đang xem xét 21 dự án thuộc diện di dời nhà máy ra khỏi khu vực nội thành, với diện tích chuyển mục đích sử dụng đất là 346.000 m2; trong đó diện tích xây dựng nhà ở là 141.862m2; diện tích đất trường học là 39.136m2; diện đích đất hạ tầng kỹ thuật là 150.258m2; diện tích đất thương mại, dịch vụ là 11.238m2.
Thời gian qua, Thành phố đã tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định tại Khoản 1, Điều 9, Luật Thủ đô về công tác di dời các cơ quan, đơn vị, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục. Theo đó, không xem xét giải quyết các trường hợp mở rộng diện tích sử dụng đất và quy mô giường bệnh của các bệnh viện hiện có; không xây dựng mới các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp… Bên cạnh đó, Thành phố cũng đã xem xét, giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng các cơ sở bệnh viện, cơ sở giáo dục, các cơ quan đơn vị để phục vụ di dời. Đến nay, tổng số cơ sở bệnh viện đã và đang thực hiện di dời là 8 cơ sở, trong đó, 2 cơ sở đã đi vào sử dụng là Bệnh viện K cơ sở 2 và Bệnh viện Nội tiết Trung ương; có 1 trường đại học di dời đến khu các trường đại học tập trung doThành phố bố trí tại Hòa Lạc (quy mô 279,5ha). Đồng thời, Thành phố đã phối hợp với các Bộ và cơ quan giới thiệu, bố trí quỹ đất phục vụ di dời cho 9 cơ quan, trong đó 7 cơ sở tiếp tục giữ lại làm trụ sở hoặc bàn giao cơ quan Trung ương quản lý và 2 cơ sở đã được chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59