Giúp công nhân lao động thay đổi thói quen tiêu dùng
Công nhân lao động chủ động luyện tay nghề | |
Chung tay giữ lửa hạnh phúc gia đình | |
Nhân lên niềm vui cho con em công nhân lao động |
Từ những nỗi lo thiết thực
Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao động Thủ đô, quanh các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội như khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh), khu công nghiệp Sài Đồng (Long Biên), khu công nghiệp Phú Nghĩa (Chương Mỹ)… có rất nhiều kiểu chợ, từ chợ lớn, chợ nhỏ cho đến chợ tạm mọc trong khu dân cư. Tất cả các chợ đều bày bán phong phú, đa dạng các mặt hàng từ thực phẩm tươi, thực phẩm đã qua chế biến đến đồ khô, bánh kẹo… cho người dân đặc biệt là công nhân sống trong các khu trọ gần đó.
Công nhân viên chức lao động hào hứng tìm hiểu về sản phẩm gạo sạch, được trợ giá (Ảnh: Nguyễn Hoa) |
Dễ dàng quan sát thấy tại đây có nhiều mặt hàng thực phẩm nông sản không có bao bì, tem nhãn được bày bán tràn lan. Thực phẩm tươi sống không được che đậy cẩn thận, khu vực bán gia cầm nặng mùi xú uế nằm cạnh nơi bán thịt lợn, rau củ. Cùng với đó là tình trạng nước thải ở các gian hàng đổ trực tiếp xuống nền đường gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Cứ vào khoảng 5 - 6 giờ chiều, các khu chợ này luôn nhộn nhịp cảnh công nhân tan ca tranh thủ đi chợ mua đồ về nấu cơm sau một ngày làm việc. Cũng như mọi ngày, chị Đào Thị Mai (công nhân công ty Nitori, khu công nghiệp Thăng Long) dạo quanh một vòng chợ mua thực phẩm chuẩn bị cho bữa cơm tối. Rời quê ra Hà Nội làm công nhân được một thời gian, chị Mai và nhiều đồng nghiệp khác còn gặp không ít khó khăn bởi thu nhập eo hẹp, lại còn phải san sẻ những đồng lương ít ỏi cho những khó khăn với người thân ở quê nên họ phải tính toán rất chi li các khoản chi tiêu.
“Tôi và các bạn cùng phòng thường nấu ăn chung một bữa, 3 người gói ghém trong khoảng 40 nghìn đồng, bữa nào sang hơn chút thì 50 nghìn đồng. Thực phẩm tôi mua chủ yếu ở chợ tạm chứ lấy tiền đâu mà mua tại các siêu thị lớn”, chị Mai bộc bạch.
Nhẩm tính một bữa ăn chỉ chưa đầy 20 nghìn đồng/người đầy đủ cả thịt và rau, chúng tôi bày tỏ sự lo lắng về việc thực phẩm không còn tươi ngon như sáng sớm, chất lượng cũng không đảm bảo. Chị Mai không ngần ngại chia sẻ: “Nhiều khi cũng lo lắng khi mua thực phẩm tại các khu chợ tạm bởi nguồn gốc không rõ ràng, chưa kể nguy cơ ngộ độc rất lớn. Nhưng đặc thù chúng tôi làm ca kíp, đi làm về muộn mệt nên tiện đâu mua đó. Gặp thực phẩm giá cả hợp lý là mua, ăn cho qua bữa để lấy sức mai làm việc tiếp. Chúng tôi cũng ý thức tự bảo vệ mình bằng cách rửa kỹ, nhất là các loại rau, củ, quả, rồi mới chế biến”.
Tương tự như chị Mai, anh Nguyễn Văn Tuấn (công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Sài Đồng) là khách hàng thường xuyên sử dụng đồ ăn chế biến sẵn quanh các khu chợ. “Đa số công nhân nam như chúng tôi thường ít nấu ăn, chủ yếu là đi ăn bên ngoài cho nhanh, mặc dù biết đồ ăn được chế biến sẵn có thể không an toàn nhưng bận rộn nên chúng tôi tiện đâu mua đó cho nhanh”, anh Tuấn cho hay.
…Đến sự nỗ lực của công đoàn, doanh nghiệp
Lo ngại về vấn đề sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhiều công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp và chế xuất bày tỏ mong muốn được sử dụng những thực phẩm an toàn, giá cả ưu đãi. Đặc biệt, công nhân mong muốn được cung ứng hàng hóa Việt ngay tại nơi ở hoặc nơi làm việc để thuận tiện cho việc mua sắm, nhất là với những công nhân thường xuyên làm ca, kíp, không có nhiều thời gian rảnh rỗi.
Chị Nguyễn Thị An, công nhân công ty Nitori, may mắn hơn nhiều công nhân khác là không phải ở trọ, nhưng chị cũng phải vun vén lắm mới đủ chi tiêu trong gia đình. Trước đây, sáng nào chị cũng phải tranh thủ thời gian dậy sớm, mua thực phẩm từ chợ dân sinh gần nhà hoặc tranh thủ sau giờ làm chiều để mua sắm. Tuy nhiên, thực phẩm sau giờ làm chiều thường không tươi, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Chưa kể, với những ngày phải tăng ca, chị gần như không có thời gian mua sắm.
“Giống như nhiều chị em công ty, tôi chỉ mong có một điểm mua sắm hàng hóa gần công ty với giá cả phải chăng, chất lượng được đảm bảo an toàn, nếu được, có thể giảm giá hoặc cho chúng tôi trả vào kỳ lương thì thật tốt’, chị An chia sẻ.
Các loại bánh có nguồn gốc chất lượng được giới thiệu tới công nhân viên chức lao động |
Để giúp công nhân giải tỏa nỗi lo ấy, Công đoàn của nhiều công ty đã vận động chủ doanh nghiệp dành một góc trong khuôn viên nhà máy để xây dựng siêu thị mini bán các mặt hàng thiết yếu cho công nhân. Trong số đó có thể kể tới siêu thị mini của Công ty TNHH Canon Việt Nam, nơi hiện đang bày bán hơn 200 mặt hàng thiết yếu. Tất cả các mặt hàng được bày bán đã được kiểm tra chất lượng, nhà cung cấp cũng cam kết bán giá thấp hơn thị trường ít nhất 15%. Để đảm bảo sức khỏe cho công nhân, Công đoàn công ty thường xuyên kiểm tra các mặt hàng và nhắc nhở nhân viên siêu thị phải chú trọng đến chất lượng, không chạy theo lợi nhuận. Qua đó giúp công nhân yên tâm khi sử dụng các mặt hàng bán trong siêu thị.
Theo chị Phạm Lan Hương, cán bộ truyền thông nội bộ của Công ty TNHH Canon Việt Nam, siêu thị mini ra đời là sự nỗ lực rất lớn của Công đoàn công ty nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công nhân công ty được “đi chợ” có chất lượng và gần. Bên cạnh đó, cán bộ Công đoàn công ty còn thường xuyên khảo sát, tiếp nhận ý kiến đóng góp của công nhân để bổ sung hàng hóa vào siêu thị cho phù hợp nhu cầu.
Bà Nguyễn Thị Kiều Trang – Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất nông sản Kim Sáng cho biết: “Thấu hiểu nỗi lo và những trăn trở của công nhân lao động, đặc biệt gạo là mặt hàng thiết yếu, chúng tôi muốn hỗ trợ để người lao động được sử dụng gạo sạch, giúp họ có sức khỏe, phục vụ cho doanh nghiệp, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và đặc biệt là bảo vệ được sức khỏe cho bản thân và gia đình. Trong 3 tháng từ ngày 17/8 - 17/11/2019, công ty dự kiến dành 1000 tấn gạo áp dụng giảm giá sâu từ 50- 60% cho công nhân viên chức lao động Thủ đô”. |
Nhờ sự giám sát chặt chẽ của công đoàn, siêu thị mini nhận được sự tham gia mua sắm của đông đảo công nhân. Bên cạnh sản phẩm an toàn, siêu thị còn tạo được sự thuận tiện về giờ giấc mua sắm, phù hợp với thời gian làm ca của công nhân.
“Trước đây, khi tan ca tôi thường ghé vào chợ chiều để mua thực phẩm về nấu bữa cơm tối. Có nhiều khi tăng ca về muộn, tới chợ người ta còn bán thứ gì thì mua thứ đó, chứ không có nhiều sự lựa chọn. Từ ngày có siêu thị mini, các mặt hàng được bán phong phú, có nguồn gốc rõ ràng giá lại rẻ hơn thị trường từ 10 -15%, chúng tôi ai cũng vui”, chị Nguyễn Thị Mai, công nhân khu công nghiệp Thăng Long chia sẻ.
Ngoài việc các siêu thị mini ra đời, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã ký kết nhiều chương trình hợp tác với doanh nghiệp, tạo ra các chương trình phúc lợi cho đoàn viên, người lao động. Tiêu biểu như Công đoàn Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã phối hợp với Công ty Cổ phần sản xuất Nông sản Kim Sáng thực hiện chương trình “Gạo sạch cho công nhân”, mở đầu cho các chương trình đưa thực phẩm sạch, an toàn, giá rẻ đến tận tay công nhân. Công nhân mua gạo theo chương trình này sẽ được Công ty giảm giá trực tiếp 15 - 30% đối với từng sản phẩm gạo. Công nhân đăng ký mua gạo với công đoàn cơ sở, được nhận gạo trước và thanh toán tiền vào ngày nhận lương.
Để bảo đảm gạo sạch được tới tận tay công nhân, công đoàn tham gia giám sát chất lượng đầu vào, thời hạn sử dụng, nắm bắt tình hình qua phản ánh chất lượng gạo của công nhân khi sử dụng. Với những cách làm đó, qua chương trình gạo sạch, siêu thị mini… công nhân lao động không chỉ được mua sắm các sản phẩm an toàn mà bản thân họ thay đổi cách nghĩ, thói quen tiêu dùng tiện đâu mua đó, thay vào đó mỗi công nhân đã chủ động hơn trong việc lựa chọn những sản phẩm chất lượng để sử dụng.
Bà Nguyễn Thị Kiều Trang – Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất nông sản Kim Sáng cho biết: “Thấu hiểu nỗi lo và những trăn trở của công nhân lao động, đặc biệt gạo là mặt hàng thiết yếu, chúng tôi muốn hỗ trợ để người lao động được sử dụng gạo sạch, giúp họ có sức khỏe, phục vụ cho doanh nghiệp, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và đặc biệt là bảo vệ được sức khỏe cho bản thân và gia đình. Trong 3 tháng từ ngày 17/8 - 17/11/2019, công ty dự kiến dành 1000 tấn gạo áp dụng giảm giá sâu từ 50- 60% cho công nhân viên chức lao động Thủ đô”.
Nguyễn Hoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Tin khác
Trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên huyện Ứng Hòa
Vì lợi ích đoàn viên 18/11/2024 21:04
LĐLĐ quận Ba Đình: Phối hợp để chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, người lao động
Công đoàn 18/11/2024 19:38
Công ty CP Công trình Giao thông Hà Nội: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CNVCLĐ
Vì lợi ích đoàn viên 16/11/2024 10:15
Công đoàn tặng sổ tiết kiệm cho trẻ mồ côi là con đoàn viên, người lao động bị tử vong do bão số 3
Vì lợi ích đoàn viên 15/11/2024 16:09
Giám sát nâng cao chất lượng hoạt động nữ công tại Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 15/11/2024 15:46
Mang Tết đủ đầy đến người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 14/11/2024 13:57
Giám sát chuyên đề Nữ công tại Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 13/11/2024 17:06
Sân chơi mới cho người lao động luyện tập thể thao
Vì lợi ích đoàn viên 09/11/2024 09:11
Công đoàn Y tế Việt Nam ký 2 thỏa thuận hợp tác nâng cao phúc lợi đoàn viên
Vì lợi ích đoàn viên 08/11/2024 16:25
Lên kế hoạch chăm lo Tết cho người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 07/11/2024 13:22