Giám sát để tháo gõ khó khăn cho hoạt động công chứng
Nội dung trên được nêu trong buổi giám sát của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội với Phòng Công chứng số 3 thành phố Hà Nội về việc chấp hành pháp luật trong hoạt động công chứng trên địa bàn Thành phố diễn ra ngày 28/5.
Trưởng Ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Hoài Nam phát biểu tại buổi giám sát. (Ảnh: Vũ Thủy) |
Tại buổi giám sát, Trưởng Phòng Công chứng số 3 Vũ Việt Hoàn cho biết, với chức năng chính là công chứng các hợp đồng giao dịch dân sự, bản dịch theo Luật Công chứng và chứng thực chữ ký, sao đúng với bản chính theo quy định về chứng thực, hiện Phòng có 28 cán bộ, nhân viên.
Phòng là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên đã tự chủ tài chính từ nhiều năm nay, trong đó mọi công chứng viên đang làm việc đều được mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp công chứng viên.
Tuy nhiên, theo ông Hoàn, Phòng có trụ sở tại quận Cầu Giấy với rất nhiều tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, nên gây nhiều khó khăn cho hoạt động chuyên môn của cơ quan.
Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chuyên môn của Phòng thì có một số trang thiết bị đã lạc hậu. Hơn nữa, gần đây hệ thống tổ chức hành nghề công chứng có đa số phòng chuẩn bị cho việc chuyển đổi, gặp nhiều lúng túng, bất cập, nên ít nhiều gây tư tưởng không yên tâm công tác của cán bộ, nhân viên cơ quan.
Trong khi đó, từ tháng 1/2019, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11 Luật liên quan đến quy hoạch có hiệu lực, trong đó Điều 2 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Công chứng năm 2014.
Theo đó, bãi bỏ những quy định liên quan đến quy hoạch tổng thể phát triển các tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020, sẽ dẫn đến việc thành lập thêm các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Hà Nội.
Do đó, lãnh đạo Phòng đề nghị UBND Thành phố và Sở Tư pháp Hà Nội có biện pháp định hướng, phát triển tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên phù hợp điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô để tránh tình trạng tập trung quá nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên một địa bàn, giải quyết dứt điểm cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề này.
Sau khi lắng nghe các ý kiến trao đổi, Trưởng Ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Hoài Nam đề nghị Sở Tư pháp sớm rà soát chức năng, nhiệm vụ của từng khâu trong hoạt động công chứng trên địa bàn theo đúng quy định.
Trong đó, lưu ý để đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện hiệu quả dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết thủ tục, trước hết cần tăng cường kết nối giữa các phòng, ban với nhau.
Theo Trưởng đoàn giám sát, một mục đích chính của đợt giám sát này là khảo sát quá trình thực hiện chuyển đổi sang tự chủ của các phòng công chứng. Thực tế cho thấy, nút thắt lớn nhất của công tác này hiện là cơ chế chính sách liên quan đến tinh giản bộ máy, mà thực chất chuyển đổi từ phòng công chứng nhà nước sang tự chủ là ở sắp xếp bộ máy.
Khó khăn thứ hai chính là giải quyết tư duy “viên chức cả đời” - đang là câu chuyện của cả hệ thống chứ không riêng các phòng công chứng. Cần dần chấm dứt tư duy “phòng công chứng phải là của nhà nước”, vì vấn đề mấu chốt là lương, chế độ bảo hiểm ra sao cho các công chứng viên; và thực tế văn phòng công chứng không phải nhà nước vẫn có thể hoạt động hiệu quả. Để giải quyết được vấn đề này là một quá trình, trong đó cần có sự phối tích cực tháo gỡ của các sở, ngành, đơn vị, và ngay từ Sở Tư pháp cần giải quyết vấn đề tư duy này của các viên chức.
Ngoài ra, về những khó khăn liên quan đến giá chuyển nhượng vốn là một tài sản vô hình, Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Nội cho biết đoàn sẽ làm việc cụ thể với Phó Chủ tịch UBND Thành phố phụ trách vấn đề này và lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Tư pháp… để tháo gỡ.
Sở Tư pháp cần cùng với UBND Thành phố và các phòng công chứng tổng hợp lại các vướng mắc để cùng tích cực tháo gỡ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51