Giảm chi phí, tăng thuận lợi cho dân
Giảm chi trực tiếp từ tiền túi người dân | |
Khuyến khích DN đăng ký dán nhãn năng lượng trực tuyến để giảm chi phí |
Hoàn thành xong cơ sở dữ liệu dân cư
Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính quyền và người dân trong việc hiện đại hoá các dịch vụ công, ngay từ năm 2012, Thành phố Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch phát triển công nghệ thông tin, đặt mục tiêu xây dựng thành phố điện tử với công dân điện tử, chính quyền điện tử vào năm 2020. Đây là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng cho những nỗ lực của các cơ quan Nhà nước và toàn xã hội, vì một môi trường mà người dân là trung tâm để phục vụ.
Cụ thể, Uỷ ban nhân dân Thành phố đã định hướng thiết lập một hệ thống công nghệ thông tin sử dụng chung trên toàn địa bàn Thành phố theo hướng tổng thể, đồng bộ, thống nhất. Theo đó, chuyển đổi từ hình thức triển khai nhỏ lẻ sang triển khai theo mô hình tập trung, ưu tiên hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin mang lại sự tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân dựa trên nền tảng ứng dụng những công nghệ chủ chốt của cuộc cách mạng 4.0 như: Công nghệ điện toán đám mây, Dữ liệu lớn (Big data), Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IOT).
Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của thành phố Hà Nội đã có bước tiến mạnh mẽ. |
Đến nay, Thành phố đã bước đầu hoàn thiện các thành phần cơ bản của chính quyền điện tử gồm: Trung tâm dữ liệu Nhà nước, mạng diện rộng (WAN), cổng giao tiếp điện tử thành phố, cổng dịch vụ công; hệ thống và giải pháp an toàn, an ninh thông tin được bước đầu triển khai; hạ tầng kỹ thuật tại các đơn vị cũng từng bước hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin.
Theo ông Đặng Vũ Tuấn, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong 63 tỉnh thành đã xây dựng và hoàn thành xong cơ sở dữ liệu dân cư cho hơn 7,5 triệu dân. Đây là “trái tim” của nền hành chính điện tử, từ đó triển khai hiệu quả các ứng dụng, dịch vụ phục vụ công dân, doanh nghiệp và công tác quản lý điều hành của Thành phố. Hà Nội đã triển khai các hệ thống thông tin trên một nền tảng ứng dụng đồng bộ, dùng chung, thống nhất, tạo tiền đề thuận lợi trong việc liên thông, trao đổi, chia sẻ dữ liệu. Ông Tuấn cho hay: Công tác phối hợp và chia sẻ cơ sở dữ liệu dân cư với các Sở, ban, ngành của Thành phố đã được triển khai tích cực.
Trong thời gian qua, Công an Thành phố đã kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu dân cư kết nối thông tin với Bảo hiểm xã hội Thành phố, Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Cục Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đáp ứng việc tăng cường liên thông, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phục vụ công dân trên một nền tảng thống nhất đồng bộ tại tất cả 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường. Năm 2018, báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông xếp hạng Hà Nội đứng thứ 3.
100% quận, huyện sẽ triển khai giao ban trực tuyến
Với cơ sở dữ liệu dân cư được thiết lập, Hà Nội là thành phố đầu tiên trên cả nước triển khai diện rộng hệ thống quản lý hồ sơ sức khoẻ điện tử cho nhân dân và hệ thống quản lý tầm soát ung thư sớm. Bảo hiểm xã hội Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị trang bị máy tính và lắp đường truyền cho 100% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế công lập; chuẩn hóa danh mục dùng chung về thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật và kết nối chuyển dữ liệu hàng ngày lên cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám định của cơ quan Bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Đối với lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội cũng là thành phố đầu tiên trên cả nước triển khai hệ thống tuyển sinh đầu cấp trực tuyến. 4 năm trở lại đây, Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thành công tuyển sinh trực tuyến đầu cấp vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký trực tuyến của cả 3 cấp tăng dần qua các năm.
Đồng thời, triển khai xây dựng phần mềm quản lý học bạ điện tử, tuyển sinh trực tuyến, sổ liên lạc điện tử, quản lý kết quả giáo dục tiểu học và tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng thành thạo đối với toàn bộ đội ngũ giáo viên và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2016-2017. Thành phố cũng đã triển khai thí điểm mô hình “Trường học điện tử” với một số trường trên địa bàn các quận Long Biên, Bắc Từ Liêm, Thành Xuân tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận môi trường giáo dục hiện đại.
Bên cạnh đó, Thành phố cũng xác định giao thông thông minh là chìa khoá góp phần quan trọng xúc tiến giao thương, kinh tế, tiết kiệm thời gian, chi phí cho mỗi người dân và toàn xã hội, đồng thời mang lại bộ mặt đô thị văn minh, thân thiện. Từ năm 2017, Thành phố đã thí điểm và mở rộng triển khai ứng dụng tìm kiếm và thanh toán trông giữ xe ô tô qua điện thoại di động - iParking.
Đến nay, hệ thống iParking của Hà Nội đã có 176 điểm đỗ trên toàn thành phố với gần 5.000 chỗ đỗ ô tô. Song song với đó, ứng dụng công nghệ thông tin cũng được thực hiện mạnh mẽ trong lĩnh vực Tài nguyên Môi trường về hệ thống quan trắc môi trường không khí, hệ thống quan trắc chất lượng nước Hồ Tây, hệ thống quan trắc lượng mưa và bản đồ úng ngập trên Cổng Giao tiếp điện tử Thành phố. Thành phố hiện đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ việc đo vẽ và chỉnh lý bản đồ, tạo lập cơ sở dữ liệu về đất đai.
Về nông nghiệp, Thành phố cũng đã triển khai hệ thống thông tin điện tử ứng dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm bằng các thiết bị di động thông minh, đảm bảo an toàn đối với nông sản thực phẩm tại các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đến nay 263 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh của Hà Nội tham gia hệ thống được cấp mã QR với 3000 dòng sản phẩm nông sản thực phẩm và mở rộng hơn 200 dòng sản phẩm nông lâm thủy sản của 20 tỉnh, thành phố cung cấp cho thị trường Hà Nội.
Đáng chú ý trong thời gian tới, 100% Uỷ ban nhân dân các quận, huyện sẽ triển khai giao ban trực tuyến. Đây là một trong những mục tiêu được đặt ra tại Kế hoạch Công nghệ thông tin của Hà Nội năm 2019. Mục tiêu của Kế hoạch nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử.
Cụ thể trong năm 2019, Thành phố đặt mục tiêu 100% Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn được triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến (giao ban trực tuyến) kết nối với Uỷ ban nhân dân Thành phố và các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã. 80% cuộc họp triển khai nhiệm vụ công tác, sơ kết, tổng kết, tập huấn của Thành phố, phấn đấu 30% cuộc họp có nhiều thành phần tham dự để giải quyết công việc, họp giao ban định kỳ, các cuộc họp khác của các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đến cấp xã được thực hiện trực tuyến. Đây cũng là một trong những nỗ lực cải cách hành chính của Hà Nội nói chung và cả nước nói riêng.
Theo đó, Uỷ ban nhân dân các quận, huyện phối hợp với VNPT Hà Nội và Trung tâm tin học công báo – Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, xây dựng, lắp đặt hệ thống hội nghị giao ban trực tuyến giữa Thành ủy, Quận ủy đến các phường thuộc quận, tạo thành một hệ thống liên thông từ Trung ương đến địa phương.
Việc triển khai hệ thống hội nghị giao ban trực tuyến đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới chính quyền điện tử của Thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Đây sẽ là kênh trao đổi thông tin, giao ban, định hướng công việc trực tiếp, không qua văn bản giấy tờ.
Đồng thời, hỗ trợ đắc lực cho cấp ủy, chính quyền cập nhật thông tin thường xuyên, kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong công tác chỉ đạo điều hành, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ, hạn chế tối đa các hội nghị tập trung nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Với mục tiêu hướng tới xây dựng Thành phố thông minh, ngày càng hiện đại và phát triển bền vững.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59