Gạc Ma bất tử
Cộng đồng người Việt Nam tại Ucraina ủng hộ Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma | |
“Mộ sóng” – khúc ca bi tráng về những chiến sĩ Gạc Ma |
Nước mắt hòa vào biển mặn
Đoàn công tác chúng tôi tới vùng biển Gạc Ma, Cô Lin vào một ngày đầu tháng 3 để làm lễ tưởng niệm các liệt sĩ - vùng biển mà 29 năm trước, các chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ từng tấc đảo của Tổ quốc.
Trong tiếng thét gào của biển khơi, chúng tôi trèo lên tầng thượng của tàu nhìn về phía Gạc Ma cách đó chừng hơn 3 hải lý. Không ai bảo ai, tất cả một niềm xúc động nước mắt rưng rưng. 64 linh hồn liệt sĩ như từ lòng biển hiện về.
Tưởng niệm các liệt sĩ Trường Sa trên biển, ảnh Mai Thắng |
Cựu binh, Đại úy Nguyễn Văn Minh- người đã gần như giành trọn thời trai trẻ của mình cho các công trình xây đảo, và Gạc Ma là một điểm đảo mà ông đã cùng đồng đội đặt viên đá đầu tiên trên nền rạn san hô 29 năm trước. Ông Minh bảo: 29 năm trước, 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã chiến đấu anh dũng và hi sinh tại đấy. Tuy Gạc Ma đã bị Trung quốc chiếm đóng trái phép, nhưng Gạc Ma mãi mãi thuộc chủ quyền của Việt Nam.
“Trận chiến Gạc Ma đã được ghi vào chính sử Hải quân Việt Nam. Dù thời gian có dài bao nhiêu, lịch sử có đổi thay thế nào, thì trận chiến đó cũng mãi tạc vào biển xanh. 64 chiến sĩ đã hi sinh, đó là nỗi đau thương, nhưng cũng là niềm kiêu hãnh, tự hào của thế hệ trẻ Việt Nam về tinh thần đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, không chịu khuất phục một lực lượng ngoại bang nào”.
Trong tất cả các đoàn công tác từ đất liền vượt sóng ra thăm quân dân huyện đảo Trường Sa, không đoàn nào không thả hoa tưởng niệm 64 linh hồn liệt sĩ đã hi sinh trong trận chiến ngày ấy. Bắt đầu khi tàu thả neo, cũng là lúc chúng tôi cảm nhận được 64 liệt sĩ hiển hiện vọng về.
Mặc dù chẳng ai muốn nhắc đến quá khứ đau thương, chẳng ai muốn thêm những giọt nước mắt nhỏ xuống biển khơi mỗi lần cầm bông hoa thả xuống lòng biển cả; song quên sao được quá khứ đau thương; quên sao được những người lính Gạc Ma kết đan thành “vòng tròn bất tử” để bảo vệ chủ quyền trước họng súng quân thù; quên sao được một Pa-ven của Trường Sa Trần Văn Phương trước khi ngã vào lòng biển mẹ.
Trước họng súng quân thù anh đã hô vang “hãy chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, hãy đổ máu của mình tô thắm truyền thống của Quân chủng Hải quân”. Quên sao được khí phách của người lính kiên trung Trần Thiên Phụng thét vào mặt quân thù “đất nước chúng tôi không bao giờ dạy người lính đầu hàng”.
Quên sao được người lính Gạc Ma Nguyễn Văn Lanh đã bị kẻ thù đâu xuyên vai trái trong lúc bảo vệ cờ, để rồi sau 28 năm, niềm kiêu hãnh tự hào nhất của anh là tiếp tục được đến Trường Sa để làm tròn sử mệnh của người lính biển. 64 cán bộ chiến sĩ hi sinh trong trận chiến Gạc Ma ngày ấy, là 64 sự ngã xuống anh hùng.
Lòng biển mẹ đã đón các anh trong đau thương và cả niềm kiêu hãnh. Anh hùng Nguyễn Văn Lanh đã từng nói với tôi: “Là người lính, nếu phải hi thì không sự hi sinh nào cao cả, đẹp đẽ hơn hi sinh vì Tổ quốc. Nếu hi sinh để biển đảo yên bình thì không bao giờ vô nghĩa”.
Thả cành hoa huệ xuống biển nước mênh mông, chúng tôi không cầm được nước mắt. Bởi dưới tầng nước biển này thôi là xương cốt của 64 đồng đội suốt 29 năm qua vẫn nằm lạnh cóng. Đại úy Nguyễn Văn Minh mắt đỏ hoe, nhìn sâu xuống biển. Ông nói với chúng tôi mà như nói với 64 linh hồn đồng đội: “bao giờ xương cốt các anh mới được vớt lên”. Ông Minh khóc. Giọt nước mắt của người cựu binh chảy xuống, hòa vào sóng biển mặn mòi.
Tuổi 20 còn mãi
Một chiều đầu tháng ba, tôi tìm đến nhà cựu binh Trung tá Nguyễn Viết Chức, nguyên thuyền trưởng tàu HQ-07 Lữ đoàn 171 Hải quân, để nghe ông kể về trận chiến Gạc Ma các đây 29 năm trước. Ông Chức đã một thời làm nhiệm vụ ở Trường Sa vào những năm 1987-1990, và sau trận hải chiến Trường Sa, ông đã tham gia viết sử, kể về những chiến sĩ hi sinh trên đảo Gạc Ma ngày ấy.
Sau tuần trà đặc bên bàn đá kê giữa khoảng trống mảnh vườn, giọng ông Chức trầm buồn nhớ lại: “Những người lính đi đảo năm ấy đến từ nhiều tỉnh khác nhau, rất trẻ và phần nhiều chưa có người yêu. Trước khi lên đường đi Trường Sa, một số chiến sĩ có vợ nhưng chưa có con. Có người để lại bố mẹ già rồi lên đường với lời hẹn sau đi Trường Sa về sẽ cưới vợ và sinh con.
Nhưng tất cả điều đó đã không xảy ra. Họ đã hi sinh cho Trường Sa xanh mãi. Dù thời gian có dài bao nhiêu, lịch sử có sang trang mới, nhưng trận chiến ở đảo Gạc Ma luôn là bằng chứng đau thương nhất. 64 linh hồn liệt sĩ đang nằm tận biển khơi mãi mãi ở tuổi 20”. Ông Chức nhìn ra khoảng trống mảnh vườn để dấu giọt nước mắt, rồi ông quay lại nói trong xúc động “Họ đã đi và mãi mãi không về”.
Trong số 64 liệt sĩ hy sinh anh dũng trong trận hải chiến tại đảo Gạc Ma, Quảng Bình là nơi có nhiều liệt sĩ nhất, 13 liệt sĩ, sau đó là Đà Nẵng 9 liệt sĩ. Thanh Hóa và Nghệ An mỗi tỉnh 8 liệt sĩ.. Trong số 64 liệt sĩ ấy, liệt sĩ là chiến sĩ đeo quân hàm binh nhất, binh nhì có 46 người. Tất cả họ đều rất trẻ độ tuổi mười tám, đôi mươi. Không ai có thể ngờ, những chàng trai tuổi xuân còn phơi phới, xung phong lên đường nhập ngũ giữa thời bình, lại có một ngày vĩnh viễn nằm lại trong lòng biển cả.
Tháng ba về, triệu triệu trái tim người trẻ trên mọi miền Tổ quốc hướng về ngày thành lập Đoàn TN CS Hồ Chí Minh 26/3. Trong triệu triệu trái tim ấy, có hơn phân nửa xúc động phập phồng trong lòng ngực mỗi lần nghe, kể, đọc về Gạc Ma.
Có người đã đến Trường Sa, có người chưa một lần đặt chân trên bãi cát vàng mang hồn Tổ quốc, song chắc chắn một điều trong tim của họ sẽ dâng tràn cảm xúc và tự hào khi nhắc hai chữ Gạc Ma. Lịch sử đã sang trang mới, nhưng tiếng nói từ những người lính biển, từ 64 linh hồn bất tử mãi vọng về, hòa vào gió, vào sóng, thành bản tình ca, tiếng sóng Gạc Ma.
Mai Thắng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21