Đường Trường Chinh ‘cong mềm mại"
>>Không có chuyện nắn đường “lách nhà quan”
>>Thành phố Hà Nội có ý kiến về vụ 'bẻ cong đường Trường Chinh'
|
Phó GĐ Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Dương Đức Tuấn. |
Phó GĐ Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Dương Đức Tuấn trả lời chất vấn của báo chí chiều 8/4 về dự án mở rộng đường Trường Chinh (thuộc đường vành đai 2) đang gây tranh cãi do triển khai cho thấy con đường có xu hướng thành hình không thẳng.
Để minh chứng, quan chức Sở đã giới thiệu nhiều hồ sơ tài liệu về tuyến đường và thừa nhận, theo hướng tuyến và chỉ giới đường đỏ thì đường Trường Chinh không thẳng mà có sự “dịch chuyển nhẹ nhàng, tạo ra đường cong mềm mại”.
Đoạn cong được chỉ rõ nằm trong trong khoảng 800m khi đi qua khu đất của Quân chủng Phòng không không quân (PK - KQ), tức đoạn từ Hồ Hố Mẻ đến Cống chéo sông Lừ.
Không tự nắn
Xác nhận chỉ giới đường đỏ của đường Trường Chinh mở rộng trong quy hoạch ngay từ đầu được thẩm định, phê duyệt (một lần duy nhất, chưa từng điều chỉnh) là không thẳng, ông Tuấn khẳng định rõ không có việc trong triển khai đã có những tác động để đường "nắn thẳng thành cong".
"Đây là sản phẩm của cấp thẩm quyền phê duyệt" - ông Tuấn cho hay.
Ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chánh văn phòng UBND TP cũng cho hay, năm 2002 Hà Nội triển khai nút giao thông ngã tư Sở, 2005 triển khai nút ngã tư Vọng và xác định sẽ nối hai ngã tư này với nhau theo một đường thẳng. Nhưng đến 2008 chỉ giới đường Trường Chinh mở rộng (đường nối 2 ngã tư này) mới được phê duyệt.
"Vì lấy ý kiến mà đường chúng tôi dự kiến thẳng thành cong" - ông Thịnh cho hay.
Giải thích về lý do phải cong, quan chức quy hoạch kiến trúc thành phố cho hay theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt tại QĐ 108/1998 (giai đoạn Hà Nội cũ), dự kiến chỉ giới đường đỏ đoạn tuyến này là một đường thẳng.
Theo ông Tuấn, đó chỉ là quy hoạch, định hướng chung, việc triển khai quy hoạch phân khu, chi tiết do các cấp dưới hơn thực hiện dựa trên các nghiên cứu khả thi chi tiết, lấy ý kiến cụ thể từ cộng đồng, các tổ chức, cơ quan liên quan, từ người dân. Đặc biệt là ý kiến của Bộ Quốc phòng do liên quan đến đất của Bộ tư lệnh Quân chủng PK-KQ (theo quy định luật Đất đai, đất liên quan đến mục đích an ninh quốc phòng).
Ông Tuấn cho biết: "Chúng tôi đề xuất phương án thẳng để có hướng tuyến đồng bộ theo quy hoạch chung. Tuy nhiên khi làm việc, Bộ Quốc phòng không đồng ý, có văn bản buộc thành phố triển khai theo hướng hạ xuống 20 mét cho phần dịch tuyến xuống phía Nam".
Cụ thể, ông cho hay: “Bộ Quốc phòng có văn bản năm 2001, 2007 yêu cầu và xác nhận cụ thể vào trong hồ sơ là dịch chuyển nút mà theo quy hoạch chung dự kiến là đi thẳng thì đoạn qua Bộ Quốc phòng 800m là hạ xuống phía Nam.
Độ dịch chuyển này xuống khoảng quãng 20m. Đây là thực hiện yêu cầu của Bộ Quốc phòng. Còn vì sao dịch chuyển là những nguyên nhân đặc biệt từ phía Bộ Quốc phòng có ý kiến. Chúng tôi triển khai thỏa thuận của cấp có thẩm quyền theo luật định và ý kiến của Bộ Quốc phòng”.
Ông cũng cho biết: ‘Mình hiểu rằng khu vực này có những yếu tố về kỹ thuật hoặc là có các yếu tố về chế độ chính sách của các cán bộ Bộ Quốc phòng. Trong khi đó hạ xuống phía Nam của Quân chủng PK KQ không ảnh hưởng, qua đó giảm đi chi phí, đảm bảo kỹ thuật an ninh quốc phòng. ‘Chúng tôi không đi sâu được vào các nội dung liên quan đến Bộ Quốc phòng quản lý’
Mặt khác, theo ông Tuấn, đối với đoạn đường 800m đoạn lấy vào 6m phía bắc nhưng đến đoạn cuối phải “vuốt nối” lấy vào 15m thì mới tạo ra được sự khớp nối. Do đó, ông cho hay những kiến nghị của Bộ Quốc phòng thời điểm đó ‘có những ưu điểm’ để Hà Nội cân đối phương án mở rộng đường thành một đường cong mềm.
"Đây là một đường cong, xử lý vấn đề kỹ thuật giao thông tương đối êm thuận. Chúng tôi cùng viện quy hoạch đã lựa chọn bán kính R600 trong khi đó tiêu chuẩn quy định là bán kính min là R được phép 250, với khung hơi cong mềm chuyển động thế này nối từ đường thẳng hoàn toàn đảm bảo các vấn đề yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn quy chuẩn đối với giao thông đường bộ" - ông Tuấn giải thích.
"Chưa thấy phải điều chỉnh"
Báo chí đặt câu hỏi việc có hay không lợi ích nhóm trong việc nắn đường, Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc cho biết:
"14 năm rồi kể từ có dự án, 6-7 năm duyệt chỉ giới đường đỏ, thời điểm đó cũng do rất nhiều đồng chí khác thực hiện. Chúng tôi là lãnh đạo sau này, trong cả quá trình phối hợp quản lý, kiểm tra sự việc, đối chiếu, là một quá trình làm việc công phu, giữa các cơ quan pháp nhân với nhau, không vì một lợi ích cá nhân nào cả.
Ai đó đặt câu hỏi cá nhân thì trong khuôn khổ chúng tôi không thấy có cơ sở nào hết. Trong khuôn khổ thành phố, quy trình thực hiện chỉ giới đường đỏ chặt chẽ, rất kỹ lưỡng" - ông nói.
Liên quan câu hỏi liệu có những điều chỉnh nào về chỉ giới đường đỏ thời gian tới, Phó chánh văn phòng UBND TP Nguyễn Văn Thịnh khẳng định: "Cho đến giờ phút này chúng tôi thấy chưa có vấn đề gì phải điều chỉnh quy hoạch mà thành phố đã phê duyệt".
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, nếu cần phải xem xét lại phương án tốt hơn, khả thi hơn, kinh tế hơn, phù hợp với quy hoạch, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp lợi ích của người dân thì thành phố sẵn sàng và sẽ công khai về thay đổi. Tuy nhiên, các yếu tố nêu trên được quan chức thành phố Hà Nội khẳng định hiện giờ "chưa tìm được".
Chốt sau cùng, Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc khẳng định chỉ giới đường đỏ (như đang triển khai) mang tính khả thi cao, được Bộ Quốc phòng đồng thuận. Sự ảnh hưởng từ thẳng sang cong chỉ là chuyển dịch phía Nam và diễn ra trên khu vực đất quốc phòng, còn khu vực dân cư ngoài gắn vào dự án của 2 nút giao thông (ngã tư Sở, ngã tư Vọng) đã hình thành và triển khai xong.
Nguồn Vietnamnet
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 15:22
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
Đưa robot vào diễn tập chữa cháy tại chung cư HH1 Linh Đàm
Phòng chống cháy nổ 01/11/2024 14:19
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10