Du Xuân lễ hội đền Cờn
Tấp nập phiên chợ Viềng đầu xuân | |
Vẹn nguyên cỗ Tết kinh kỳ |
Hàng năm, lễ hội đền Cờn được tổ chức vào ngày 20, 21 tháng Giêng, thu hút hàng vạn du khách thập phương về tham dự. Lễ hội với nhiều nét văn hóa độc đáo phản ánh đời sống, sinh hoạt và tín ngưỡng của cư dân vùng biển nơi đây. Đền Cờn tọa lạc tại làng Phương Cần, thuộc phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An). Đền nằm sát cửa biển Lạch Cờn, giữa một hình thế non nước hữu tình, có đền chính (đền trong) và đền phụ (ngoài cửa biển).
Theo phong tục lễ hội Việt Nam truyền lại thì vào Năm Hưng Long thứ XX (1312), vua Trần Anh Tông đi đánh giặc phương Nam, ghé vào cửa Cờn. được nữ thần xin giúp sức. Khi thắng giặc trở về kinh đô, nhà Vua đã làm miếu tạ lễ và phong sắc “Đại Càn quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh Nương”, ban vàng bạc và cho xây dựng đền. Năm Hồng Đức thứ nhất (1470), trên đường đi đánh giặc phương Nam, vua Lê Thánh Tông đến thắp hương tại Đền Cờn.
Toàn cảnh Đền Cờn. |
Do Tứ vị Thánh Nương hiển linh phù trợ nhà vua đánh thắng giặc nên Lê Thánh Tông đã ban cấp tiền bạc xây dựng đền và phong sắc “Đại Càn quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh hương thượng thượng đẳng thần Ngọc bệ hạ”, ghi nhận công đức Thánh Mẫu giúp nước, giúp dân. Sang thế kỷ XVIII, vua Quang Trung đã ban sắc phong với mỹ tự “Hàm hoằng quảng đại” (tức là công lao rộng khắp, to lớn) và “Hàm chương tiết liệt” (nghĩa là nêu gương tiết liệt cho muôn đời). Trong phong tục lễ hội Việt Nam thì Đền Cờn là công trình kiến trúc cổ, quy mô lớn, uy nghi, đã trở thành trung tâm tín ngưỡng của cư dân vùng biển Quỳnh Lưu (Nghệ An).
Theo truyền thống Lễ hội đền Cờn trước đây được diễn ra trong một khoảng thời gian dài từ 21 tháng Chạp năm trước đến 22 tháng Giêng năm sau. Tuy nhiên, sau này từ năm 1999 là năm khởi đầu của việc khôi phục Lễ hội đền Cờn thì việc tổ chức lễ hội đã có nhiều giản lược hơn so với trước đây.
Ngay từ sáng ngày 21, ngày hội chính thức bắt đầu bằng lễ dâng hương, tiếp theo, đám rước kiệu trong trang phục mặc theo lối cổ dàn đội hình xuất phát từ đền Cờn. Đi đầu là tốp cờ quạt, nghi trượng, sau đó là đội chiêng trống, phường bát âm rồi đến 4 cỗ kiệu thần: Đi trước là kiệu Thánh Mẫu, tiếp theo là kiệu hai vị Thánh Nương, cuối cùng là kiệu vua Đế Bính. Mỗi cỗ kiệu do 16 người khiêng và 16 người đi bộ hộ tống. Sau tốp kiệu thần là đội phù giá gồm 20 cô gái trẻ đẹp mặc áo dài đi theo hàng dọc, tiếp theo là các cụ phụ lão, các vị chức sắc cùng khách thập phương.
Cùng lúc đó đoàn thuyền gồm 6 chiếc được trang hoàng lộng lẫy cũng xuất phát chạy dọc theo ra cửa Lạch Cờn. Khi đám rước kiệu đến chân đền ngoài thì dừng lại để các vị đại biểu, các cụ phụ lão do chủ lễ dẫn đầu lên đền làm lễ dâng hương. Kết thúc lễ dâng hương, đám rước lại quay về đền trong theo chiều ngược lại. Lúc đó đoàn thuyền rồng cũng từ biển tiến vào cửa đền, diễn lại tích thuyền rồng vua ngự viếng thăm đền. Sau đó, các kiệu rước ngai và thần vị vào đền làm lễ yên vị.
Buổi chiều thông thường sẽ tổ chức đại tế tại đền do ông chủ tế và ông chủ lễ chủ trì theo lối cổ truyền, có dâng hương, dâng rượu, đọc chúc văn theo lời cổ, đọc xong lại dâng hương, dâng rượu 3 lần. Sau đó chủ tế, chủ lễ lên hưởng lộc rồi phát lộc cho các vị tham gia vào ban tế lễ, các chân kiệu, chân cờ,... Tiếp theo, đến lượt các bô lão cùng dân làng và khách thập phương vào đền tế lễ. Chiều tối tổ chức lễ tạ và cầu yên cho dân làng rồi đóng hội. Sau lễ khai hội, trên lạch sông trước cửa đền bắt đầu diễn ra các cuộc đua thuyền giữa các đội, các xóm…
Giải đua thuyền truyền thống hàng năm tại lễ hội đền Cờn luôn thu hút sự quan tâm của hàng vạn du khách và nhân dân địa phương. |
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử của dân tộc, nhiều lần trùng tu, năm 1993 đền Cờn được công nhận di tích văn hóa quốc gia. Với tuổi đời gần 800 năm, “Đệ nhất linh từ” của xứ Nghệ từ xưa tới nay đền Cờn luôn là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa về vãn cảnh. Hàng năm, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội thành tâm, tôn kính và đông đảo nhân dân nhiều nơi về tham dự… Đền Cờn sừng sững uy nghi, như được choàng một màn sương khói đầy màu sắc huyền thoại, huyền bí.
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử của dân tộc, nhiều lần trùng tu, năm 1993 đền Cờn được công nhận di tích văn hóa quốc gia. Với tuổi đời gần 800 năm, “Đệ nhất linh từ” của xứ Nghệ từ xưa tới nay đền Cờn luôn là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa về vãn cảnh. Hàng năm, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội thành tâm, tôn kính và đông đảo nhân dân nhiều nơi về tham dự… Đền Cờn sừng sững uy nghi, như được choàng một màn sương khói đầy màu sắc huyền thoại, huyền bí. |
Những năm gần đây, với sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền và nhân dân thị xã, đền Cờn thêm nghiêm trang, lễ hội ngày càng thêm đông vui. Năm 2016 lễ hội đền Cờn là một trong hai lễ hội được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt XIV ở Nghệ An. Đây là sự kiện tiêu biểu và vinh dự của thị xã Hoàng Mai nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung. Việc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận lễ hội đền Cờn là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là sự ghi nhận đối với những giá trị văn hóa và lịch sử của lễ hội đền Cờn.
Mặc dù Lễ hội đền Cờn là một lễ hội nông nghiệp, chủ yếu là cầu ngư, tuy nhiên, việc duy trì, tổ chức tốt lễ hội đền Cờn không chỉ nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về tiềm năng du lịch, hướng tới bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cũng như tạo điểm nhấn quan trọng để phát triển du lịch của thị xã Hoàng Mai mà việc tổ chức lễ hội còn giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hóa, những nét đẹp của phong tục tập quán nơi đây. Tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp giao lưu hợp tác đầu tư, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản, đồng thời gìn giữ được nét đặc sắc, độc đáo vốn có của lễ hội đền Cờn xứ Nghệ nổi tiếng.
Hải Linh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Du lịch 22/11/2024 08:40
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
10 tháng năm 2024, Hà Nội đón hơn 23 triệu lượt khách du lịch
Infographic 15/11/2024 16:05
Ngày cuối tuần: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách tham quan cao kỷ lục
Du lịch 10/11/2024 17:24
Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà lên sóng kênh truyền hình CNN
Du lịch 07/11/2024 14:50
Tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế
Du lịch 07/11/2024 07:11
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46
Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024
Du lịch 30/10/2024 18:42