Dự thảo quy định chủ kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ phải khám sức khỏe định kỳ: Còn nhiều bất cập

Bộ Công thương vừa đưa ra dự thảo thông tư quy định tất cả chủ kinh doanh nhỏ lẻ và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải khám sức khỏe định kỳ. Dự thảo này nhận được rất nhiều ý kiến ủng hộ, tuy nhiên, nhiều người cũng lo ngại dự thảo sẽ khó đi vào thực tế…
Cải cách thủ tục hành chính thuế hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế
Thêm nhiều trường hợp được miễn thuế xuất, nhập khẩu
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở

Chính sách bảo vệ sức khỏe toàn dân

Ngoài việc mong muốn các cơ sở kinh doanh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, để đảm bảo sức khỏe cho người dân, trong dự thảo thông tư mới đây, Bộ Công thương còn đưa thêm nội dung bắt buộc chủ kinh doanh và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải khám sức khỏe định kỳ. Việc khám sức khỏe định kỳ sẽ giảm thiểu được nhiều nguy cơ lây lan bệnh tật, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm tươi sống. Điều này đã nhận được sự ủng hộ của những người nội trợ vì ngoài vấn đề thực phẩm an toàn vệ sinh, bản thân người chế biến, bán hàng cũng khỏe mạnh không phải là “ổ bệnh” lây lan sang người khác.

Dự thảo quy định chủ kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ phải khám sức khỏe định kỳ: Còn nhiều bất cập
Ảnh minh họa

Dự thảo thông tư quy định, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước. Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm ngoài việc có giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm bắt buộc chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh phải được khám sức khỏe định kỳ. Việc khám sức khỏe định kỳ này được thực hiện ít nhất 1 năm/1 lần ở những cơ sở y tế cấp huyện trở lên. Hồ sơ theo dõi sức khỏe này phải được công khai, hoặc lưu trữ đầy đủ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Dự thảo thông tư được áp dụng cả những cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ như giết mổ gia súc, gia cầm, chủ hàng bán rau, thịt cá, bánh kẹo, bia rượu, thực phẩm và cả quán bán cơm bình dân, bún, phở…

Ngoài những quy định trên, dự thảo thông tư mới của Bộ Công thương còn bắt buộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo địa điểm sản xuất, kinh doanh phải xa nguồn ô nhiễm, độc hại, sản xuất chế biến theo nguyên tắc, quy trình chế biến một chiều; nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng thuộc danh mục được phép sử dụng của Bộ Y tế; nơi bảo quản, lưu giữ thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng theo đúng quy định…
Từ nhu cầu thực tế của người tiêu dùng, trước những thực phẩm bẩn, nguy cơ lây bệnh từ người buôn bán thực phẩm, khi dự thảo thông tư này của Bộ Công thương ra đời, rất nhiều người ủng hộ và mong muốn sớm được triển khai.

Còn bất cập cần được giải quyết

Bên cạnh một số ý kiến đồng tình ủng hộ, theo khảo sát của phóng viên báo Lao động Thủ đô, nhiều người lại không khỏi băn khoăn, dự thảo này còn nhiều điểm vô lý, chồng chéo, khó đi vào thực tiễn và lo ngại phát sinh nhũng nhiễu.

“Việc bắt buộc chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải khám sức khỏe định kỳ là đúng. Tuy nhiên, nên áp dụng với một số loại thực phẩm nhất định. Gia đình tôi kinh doanh bánh kẹo, đồ khô, hàng hóa đều có bao bì thì sao phải đi khám sức khỏe định kỳ?. Nói thực, từ ngày mở quán tạp hóa, tôi chưa bao giờ đi khám sức khỏe tổng thể cả, càng chưa bao giờ học qua lớp an toàn thực phẩm, nay bắt buộc phải có giấy khám sức khỏe định kỳ với mặt hàng tôi đang kinh doanh thì quá vô lí, lãng phí và dễ gây ra tình trạng nhũng nhiễu chủ cơ sở kinh doanh như tôi”, bà Ngô Thị Tân, chủ cửa hàng tạp hóa tại Hoài Đức, Hà Nội, chia sẻ.

Cùng quan điểm với bà Tân, chị Nguyễn Thị An, một chủ tạp hóa phố Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội, bày tỏ: Nếu quy định phải khám sức khỏe định kỳ trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì nên chỉ áp dụng với cơ sở giết mổ buôn bán gia súc, gia cầm, quán cơm, hàng ăn, bún, phở, thịt, cá, hải sản… Còn đối với hàng tạp hóa như chúng tôi thì không nên áp dụng quy định này.

Ngoài những ý kiến của những chủ hàng bán tạp hóa, nhiều người còn lo ngại thông tư sẽ khó đi vào thực tế, cũng như có làm cũng không đến nơi đến chốn khi chưa giải quyết triệt để được vấn đề giết mổ, sản xuất kinh doanh “chui”, chợ cóc tràn lan và có quá nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống nhỏ lẻ như hiện nay.

Theo luật sư Nguyễn Quốc Việt, Giám đốc Công ty luật Khánh Việt, dự thảo thông tư của Bộ Công thương có sự chồng chéo với Thông tư liên tịch số 13/2014 của 3 bộ (Công thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Lý do bởi Thông tư liên tịch số 13/2014 đã quy định các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải học và thi kiến thức về an toàn thực phẩm rồi, nay cần gì phải có giấy xác nhận của Bộ Công thương nữa?.

Cũng theo luật sư Nguyễn Quốc Việt, dự thảo thông tư của Bộ Công thương còn chưa phù hợp với Luật Đầu tư (mới), bởi theo Luật Đầu tư mới, điều kiện kinh doanh phải quy định từ nghị định trở lên chứ không phải là thông tư. Ngoài ra, đối với quản lý an toàn, vệ sinh thực phẩm là việc làm thường xuyên, liên tục chứ không phải theo định kỳ. Đó còn chưa kể “quyền mưu sinh của con người”, vì nếu chúng ta còn sức khỏe thì còn có thể lao động, kiếm thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Việc quy định phải khám sức khỏe định kỳ đã “vô tình” chặn đường mưu sinh của nhiều người. Nếu không giải đáp được câu hỏi như sức khỏe yếu, không bị bệnh lây nhiễm có được sản xuất kinh doanh không?. Những người thương binh, tàn tật, khiếm thị không thể đảm bảo theo tiêu chuẩn khi đi khám định kỳ thì giải quyết thế nào?... Do đó, theo tôi, dự thảo này cần phải điều chỉnh mới có thể đưa vào thực tế.

Ngô Bảo Chi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…

Tin khác

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

(LĐTĐ) Chiều 28/3, tại cuộc họp báo của UBND thành phố Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đã thông tin về việc đề xuất, báo cáo Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến đường Vành đai 3.
Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, chiều 27/3, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần tiếp tục được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

(LĐTĐ) Theo quyết định mới vừa được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành, từ 15/5, giá điện được xét điều chỉnh 3 tháng một lần khi chi phí đầu vào tăng từ 3% trở lên.
3 vấn đề lớn của phong trào thanh niên trong thời đại mới

3 vấn đề lớn của phong trào thanh niên trong thời đại mới

(LĐTĐ) Chia sẻ với thanh niên tại buổi gặp mặt và đối thoại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các phong trào thanh niên tập trung vào nâng cao năng lực công nghệ thông tin, học tập ngoại ngữ và bảo vệ vệ sinh môi trường.
Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?

Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?

(LĐTĐ) Do có 2 luồng quan điểm khác nhau, Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh thiết kế 2 phương án: Phương án 1 là cấm tuyệt đối nồng độ cồn, áp dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ; phương án 2 là giữ nguyên như Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Bị trừ hết điểm giấy phép lái xe, người vi phạm phải kiểm tra kiến thức pháp luật

Bị trừ hết điểm giấy phép lái xe, người vi phạm phải kiểm tra kiến thức pháp luật

(LĐTĐ) Người lái xe vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở mức độ nghiêm trọng sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe và trong thời hạn 12 tháng không bị trừ điểm khi đang còn điểm sẽ được phục hồi đủ 12 điểm.
Đề xuất Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

Đề xuất Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

(LĐTĐ) Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác, gồm: Đ­ường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo hình thức đầu tư công; đư­­­­­­ờng cao tốc được đầu tư theo các hình thức khác khi kết thúc hợp đồng, chuyển giao cho Nhà nước.
Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn

Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn

(LĐTĐ) Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, cần trao cho Thành phố quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn, bên cạnh khung “cứng” của Chính phủ, cho phép Hà Nội được tổ chức cơ quan chuyên môn phù hợp với điều kiện của mình.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với tuổi trẻ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với tuổi trẻ

(LĐTĐ) Sáng nay 26/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2024, nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động