Dự thảo lao động nữ nuôi con nhỏ không được nghỉ 60 phút/ngày là không phù hợp!
Thật sáng suốt | |
Có được thay đổi vị trí việc làm của viên chức đang nuôi con nhỏ? |
Thiệt cả mẹ lẫn con
Cách cơ quan khoảng 10km, nhưng trưa nào chị Nguyễn Thị Nga- nhân viên kế toán 1 doanh nghiệp ở quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cũng tranh thủ thời gian 1 tiếng được nghỉ theo chế độ và thời gian nghỉ trưa về nhà cho con bú. Nay nghe tin, có thể quãng thời gian hiếm hoi đó dành cho con sẽ không còn, chị Nga rất lo lắng.
Phần lớn LĐ đều mong muốn giữ chế độ nghỉ 60 phút/ngày khi nuôi con nhỏ dưới 12 tháng. |
“Con tôi mới 7 tháng tuổi, không chịu ăn sữa ngoài, trông chờ hoàn toàn vào sữa mẹ. Tôi nhờ bố mẹ trông con giúp, trưa về nhà không chỉ cho con bú mà còn tranh thủ trông con cho ông bà nghỉ trưa. Nếu tới đây, thời gian nghỉ chăm con nhỏ 60 phút/ngày không còn thì quả thật tôi rất khó khăn, chưa biết sẽ chăm lo cho con như thế nào”, chị Nga tâm sự.
Còn chị Nguyễn Thị Hạnh – công nhân đang làm việc tại Khu Công nghiệp Thăng Long cho biết: “Nếu bỏ quy định này đi không chỉ bọn em sẽ vất vả hơn mà con em cũng rất thiệt thòi. Hiện nay, nhiều chị em ở xa nhà, thời gian nghỉ sẽ tranh thủ vắt sữa để trữ sữa cho con, sau đó tùy từng người hoặc là xin đến muộn hoặc xin nghỉ sớm để về chăm con. Nay, nếu không áp dụng quy định, con em sẽ là người thiệt thòi đầu tiên”.
Sẽ cân nhắc kỹ các yếu tố ảnh hưởng
Theo Bộ LĐTBXH, thì hiện Dự thảo sửa đổi Luật Lao động đang trong quá trình lấy ý kiến. Các nội dung, điều khoản dự kiến sửa đổi Luật đã được đăng trên trang thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ LĐTBXH để lấy ý kiến của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, người dân...
Lãnh đạo Bộ LĐTBXH cũng cho biết, việc điều chỉnh điều khoản này có liên quan đến quyền bú sữa mẹ của trẻ em bởi trẻ em dưới 36 tháng tuổi có quyền bú sữa mẹ, được chăm sóc đầy đủ để có sức đề kháng tốt hơn. Bày tỏ quan điểm về việc này, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Hồng Lan chia sẻ: Dưới góc độ quản lý ngành, Bộ LĐTBXH vừa là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, nhưng cũng quản lý nhà nước về lĩnh vực bình đẳng giới và chăm sóc bảo vệ trẻ em. Vì vậy, việc cho con bú dưới 12 tháng tuổi ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc sức khỏe đầu đời cho trẻ em, đảm bảo phát triển toàn diện cho trẻ em nên cần được tính toán và cân nhắc kỹ các lợi ích. |
Trao đổi về quan điểm đang gây tranh cãi và phản ứng nhiều chiều từ dư luận, ông Hà Đình Bốn- Vụ trưởng Pháp chế Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, với vai trò Tổ trưởng Tổ biên tập Dự án sửa đổi Luật, ông Bốn cho rằng nên giữ như quy định của Luật hiện nay bởi đây là quy định nhân văn - LĐ nữ có thiên chức làm vợ, làm mẹ và chăm sóc gia đình.
Tuy nhiên, ông Bốn cũng cho biết, từ góc độ ý kiến của chủ sử dụng LĐ, giới chủ luôn mong muốn tiết kiệm chi phí, càng nhiều càng tốt để tăng tích lũy cũng như lợi nhuận, mở rộng sản xuất; còn NLĐ thì mong muốn chế độ ngày càng được cao và được ưu đãi nhiều. Dự thảo Luật đưa vào sửa đổi trên cơ sở tổng hợp ý kiến từ doanh nghiệp.
Thực tế, thời gian qua, tổng kết hơn 3 năm thi hành Luật Lao động, rất nhiều doanh nghiệp đề nghị bỏ quy định trên vì LĐ nữ đã được nghỉ thai sản 6 tháng. Nếu tiếp tục áp dụng quy định trên sẽ ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất, gánh nặng cho doanh nghiệp. Nếu có quá nhiều quyền lợi cho LĐ nữ khi thai sản thì doanh nghiệp khó bố trí kế hoạch sản xuất, đặc biệt là những những doanh nghiệp sử dụng nhiều LĐ nữ như dệt may, da giầy...
Lãnh đạo Bộ LĐTBXH cũng cho biết, việc điều chỉnh điều khoản này có liên quan đến quyền bú sữa mẹ của trẻ em bởi trẻ em dưới 36 tháng tuổi có quyền bú sữa mẹ, được chăm sóc đầy đủ để có sức đề kháng tốt hơn.
Bày tỏ quan điểm về việc này, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Hồng Lan chia sẻ: Dưới góc độ quản lý ngành, Bộ LĐTBXH vừa là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, nhưng cũng quản lý nhà nước về lĩnh vực bình đẳng giới và chăm sóc bảo vệ trẻ em.
Vì vậy, việc cho con bú dưới 12 tháng tuổi ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc sức khỏe đầu đời cho trẻ em, đảm bảo phát triển toàn diện cho trẻ em nên cần được tính toán và cân nhắc kỹ các lợi ích.
“Đây mới chỉ một trong những phương án đưa ra trong dự thảo Luật để xin ý kiến, chưa phải là phương án cuối cùng mà Bộ LĐTBXH trình lên Quốc hội. Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Bộ sẽ cân đối nghĩa vụ, quyền lợi của các bên nhưng dù như thế nào cũng phải đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho NLĐ”, bà Lan khẳng định.
Đồng thuận với quan điểm này, ông Bùi Sĩ Lợi- Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: “Việc bỏ hay không bỏ quy định này cần được tính toán kỹ của các cơ quan chuyên môn, các cơ quan nghiên cứu của Bộ Y tế trong việc xem có ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 1 năm không?”
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33