Dự thảo cho tồn tại nhà siêu mỏng siêu méo của Bộ Xây dựng: Làm khó thành phố
Dự thảo vênh thực tế
Ngay sau khi đọc dự thảo của Bộ Xây dựng nhiều người dân và chuyên gia xây dựng không khỏi thắc mắc: Vì sao dạng nhà siêu mỏng lại được kiến nghị cho tồn tại?. Nếu dạng nhà này xuất hiện ở các khu đô thị cũng không hợp lý bởi không có chủ đầu tư nào tự “vẽ” ra được những mảnh đất 25-30m2, mà quy hoạch khu dân cư đã có quy định tối thiểu cho chiều ngang là 5m và chiều sâu là 16m, tức ít nhất là 80m2. Còn nếu áp dụng nó cho các thửa đất đang GPMB có lẽ hợp lý hơn. Vì nó giúp cho những người làm công tác giải tỏa, đền bù và chủ đất vì đỡ phải đau đầu kêu gọi hợp khối hay lo chậm tiến độ, còn hậu quả về bài toán quản lý đô thị chắc chắn sẽ rất lớn. Hà Nội và nhiều thành phố khác trong cả nước từng có quá nhiều bài học về dạng nhà này. Khu vực Ngã Tư Sở một thời nổi tiếng với thửa đất rộng 10cm mặt đường được chủ giao bán với giá trên trời, còn quận Thanh Xuân, Đống Đa… nhà tầng mỏng dẹt chỉ chực đổ xuống. Mỹ quan đô thị đương nhiên rất nhếch nhác nhưng quan trọng hơn vẫn là hiểm nguy đe dọa tính mạng của người sống trong những căn nhà này và người qua đường.
Hà Nội vẫn còn tới 200 nhà siêu mỏng, siêu méo. Ảnh minh họa
Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cho rằng, nếu cho phép xây dựng nhà trên lô đất diện tích 25m2 sẽ không đồng nhất với các quy định khác mà còn giảm các yêu cầu về thẩm mỹ kiến trúc không gian, hình thành nhà siêu mỏng, làm xấu cảnh quan kiến trúc đô thị mà chính quyền đang nỗ lực khắc phục.
Anh Nguyễn Mạnh Hà, kỹ sư xây dựng phân tích, trong quy hoạch một khu đô thị dân cư nào đó bao giờ cũng có những phần đất dư ra, đương nhiên chúng sẽ rất nhỏ so với những tòa nhà rộng từ 80 đến trên 100m2. Phải chăng dự thảo của Bộ Xây dựng đang hướng tới những ô đất thừa này để giúp chủ đầu tư tận dụng đất, đồng thời giúp người thu nhập hạn chế có điều kiện mua nhà?. Nếu làm như vậy thì rõ ràng quy hoạch đô thị và mỹ quan sẽ bị băm nát và vây hãm bởi những ngồi nhà nhỏ xen kẽ. Khu đô thị sẽ rất bức bối và đương nhiên cảnh quan, sự thoáng đãng ( vốn rất hiếm) không còn nữa, diện mạo đô thị sẽ nhỏ bé, manh mún.
Hà Nội vẫn quyết tâm xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo
“ Hà Nội không thể chấp nhận việc dùng tiền để “chuộc” các công trình xây dựng vi phạm. Vừa rồi có quy định được Bộ Xây dựng ban hành, có quy định đang dự thảo. Nhưng chúng tôi đang làm việc với Bộ này để dứt khoát Hà Nội không có quy định nào là phạt để cho các công trình xây dựng sai phạm tồn tại. Bởi phạt cho tồn tại có nghĩa là chấp nhận một việc vi phạm pháp luật trở thành hợp pháp. Cái đó vô hình trung mở đường cho rất nhiều người lựa chọn cách tiếp cận chứ không làm theo cách hợp pháp”. Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị |
Nếu dự thảo này thành hiện thực và được áp dụng cho các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội thì rõ ràng bao quyết tâm xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo bị đổ xuống biển. Chắc chắn sẽ có sự tị nạnh giữa người từng bị thu hồi đất siêu mỏng trước đây với những người có đất siêu mỏng, méo sau này nhưng thoát án xử lý.
Đã đến lúc chúng ta phải đặt câu hỏi cho năng lực quản lý của Bộ Xây dựng vì trước khi dự thảo cho nhà siêu mỏng ra đời thì Bộ này đã đưa ra quan điểm phạt để cho tồn tại những công trình xây dựng sai phép.
Đây cũng gần như là thông điệp chấp nhận sống chung với sai phạm của Bộ Xây dựng. Cuộc chiến xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo đang được Hà Nội tiến hành không hề đơn giản. Chỉ tính từ năm 2012 đến năm 2013, Sở Xây dựng đã phải 4 lần có tờ trình gửi thành phố xin lùi tiến độ xử lý. Cuối năm 2012, giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết, thành phố còn 317 nhà siêu mỏng, siêu méo, đồng thời khẳng định giải quyết dứt điểm các phương án hợp khối, hợp thửa; thu hồi đất để xây dựng các công trình công cộng theo phương án được duyệt. Thời gian hoàn thành cơ bản việc xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo trong quý I năm 2013. Nhưng rút cuộc mới chỉ có 44/252 trường hợp bị xử lý hoặc được giải quyết.
Mới đây, trong chuyến thị sát cùng Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị xuống quận Đống Đa, ông Nguyễn Thế Hùng cho biết, trên địa bàn thành phố hiện nay còn gần 200 nhà siêu mỏng, siêu méo. Còn ông Nguyễn Song Hào, Chủ tịch UBND quận Đống Đa thống kê, hiện quận Đống Đa có 58 trường hợp siêu mỏng, siêu méo trên tuyến đường vành đai I (đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu), trong đó 20 hộ đã hợp thửa, 7 hộ đã thu hồi xong, 2 hộ thành phố đã đồng ý cho tồn tại (đã cấp phép), 3 trường hợp vướng mắc
Sau khi đi thực địa, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, nguyên nhân để xảy ra tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo ngoài việc buông lỏng quản lý của chính quyền địa quận Đống Đa còn có trách nhiệm của Sở Quy hoạch Kiến trúc do chỉ ngồi văn phòng làm quy hoạch trên giấy. Quan điểm của Hà Nội là vẫn kiên quyết xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo. Bí thư Thành ủy yêu cầu các sở ngành và UBND quận Đống Đa trước mắt tập trung xử lý tình trạng này trên đường vành đai I cùng với đó là việc chỉnh trang lại đường, hè phố, trồng cây, biển hiệu quảng cáo: “Từ hôm nay tôi lấy đường vành đại 1 để đánh giá chất lượng lãnh đạo của Bí thư, Chủ tịch quận Đống Đa. Xem lãnh đạo quận xử lý được đến đâu thì ghi nhận đến đó. Chỗ nào còn siêu mỏng, siêu méo, chỗ nào thò ra, thụt vào thì phải chịu trách nhiệm”, Bí thư Thành ủy nói.
Chánh Văn phòng, người phát ngôn của Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy cho biết, bản dự thảo Quy chuẩn quy hoạch đô thị gây tranh luận vừa qua chưa phải là dự thảo chính thức của Bộ Xây dựng. Đây là dự thảo lần 1 của đơn vị soạn thảo gửi các địa phương xin ý kiến, sau đó tổng hợp, chỉnh sửa, bổ sung. Dự thảo sẽ còn phải qua nhiều lần hội thảo, lấy ý kiến bộ, ngành, chuyên gia, hội nghề nghiệp. |
Gia Bảo
Nên xem
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Khởi tranh Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Tin khác
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 15:22
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
Đưa robot vào diễn tập chữa cháy tại chung cư HH1 Linh Đàm
Phòng chống cháy nổ 01/11/2024 14:19
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ
Môi trường 01/11/2024 06:40
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27