Huyện Ứng Hòa:

Đồng thuận, đồng lòng xây dựng nông thôn mới

Sau hơn 5 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đến nay, bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện Ứng Hòa đã thay đổi nhanh chóng, đời sống nhân dân đã được nâng lên rõ rệt, trong đó rất nhiều gia đình trở nên giàu có.
tin nhap 20161028095412 Xây dựng nông thôn mới 359 xã tiêu biểu được khen thưởng
tin nhap 20161028095412 Thay đổi diện mạo từ xây dựng nông thôn mới

Phát huy lợi thế cạnh tranh

Là huyện xa trung tâm Hà Nội, song về Ứng Hòa hôm nay có lẽ nhiều người sẽ phải ngỡ ngàng trước sự thay đổi mạnh mẽ trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Nếu như vào những năm 2010, 2011, ở khu vực nông thôn của huyện, nhiều nơi người dân vẫn phải đi trên những con đường đất chật hẹp, gồ ghề, hệ thống kết cấu hạ tầng còn khiêm tốn, thì nay những con đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, nhựa hóa và mở rộng thông thoáng… Toàn huyện đã cứng hóa được hơn 82km đường trục xã, gần 50km đường trục thôn, 127 km đường ngõ xóm…

tin nhap 20161028095412
Hệ thống tưới tiêu được xây dựng theo tiêu chuẩn NTM.

Theo ông Nguyễn Chí Viễn – Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa, xác định vấn đề xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội, do đó Đảng bộ, chính quyền huyện đã phát động phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng NTM” tới tất cả các cơ quan, đơn vị và từng cán bộ, đảng viên cũng như toàn thể nhân dân trong huyện trên tinh thần “đồng thuận, đồng lòng” chung tay xây dựng NTM. Nhờ phát huy sức mạnh của toàn hệ thống chính trị, công tác xây dựng NTM đã thu được những kết quả khả quan.

Điều đáng nói, xây dựng NTM là một chủ trương của Đảng và Nhà nước và địa phương nào cũng thực hiện, tuy nhiên triển khai như thế nào để phát huy lợi thế cạnh tranh mang lại hiệu quả cao nhất lại là vấn đề không đơn giản. Vì thế, theo ông Viễn, trong quá trình thực hiện xây dựng NTM, Đảng bộ và chính quyền địa phương xác định lợi thế cạnh tranh của huyện chính là Quỹ đất, tiềm năng lao động là hai yếu tố thu hút các nguồn lực xã hội vào việc xây dựng NTM. Chính nhờ cách làm này, thời gian qua huyện đã huy động được 28.366 triệu đồng, trong đó xã hội hóa từ các doanh nghiệp đạt 19.022 triệu đồng; vốn dân đóng góp và các nguồn tài trợ là 5.043 triệu đồng; các nguồn viện trợ khác là 4.103 triệu đồng… Đến nay, về cơ bản toàn huyện đã đạt 11 tiêu chí, 3 tiêu chí cơ bản đạt; 8 xã đã được thành phố công nhận xã đạt chuẩn NTM, 5 xã đạt (18-19 tiêu chí), 10 xã đạt (16-17 tiêu chí).

Vượt qua khó khăn để về đích

Chia sẻ với báo LĐTĐ, bà Nguyễn Thị Nghị (thôn An Cư, xã Trầm Lộng, Ứng Hòa) cho biết, kể từ khi huyện triển khai chương trình xây dựng NTM, nhiều phong trào, mô hình hay tại các cơ sở, địa phương được nhân rộng như: Xây dựng nếp sống văn hóa nông thôn, tăng cường an ninh trật tự, gia đình hạnh phúc…Thông qua các mô hình, các phong trào này, đã giúp người dân có thêm những điều kiện học tập, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ nhau phát triển kinh tế. Đặc biệt, văn hóa giao tiếp ứng xử ngày càng được nâng cao, giúp người dân nông thôn gần nhau hơn và đoàn kết hơn. Theo số liệu thống kê của huyện Ứng hòa, toàn huyện đã có 100% số hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 73,56% tỷ lệ người dân tham gia BHYT; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 23,6 triệu đồng/người/năm (tăng 12,92 triệu đồng so với năm 2010), phấn đấu hết năm 2016, thu nhập bình quân đầu người sẽ đạt 27 triệu đồng/người/năm.

Theo số liệu thống kê của huyện Ứng hòa, toàn huyện đã có 100% số hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 73,56% tỷ lệ người dân tham gia BHYT; Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 23,6 triệu đồng/người/năm (tăng 12,92 triệu đồng so với năm 2010), phấn đấu hết năm 2016, thu nhập bình quân đầu người sẽ đạt 27 triệu đồng/người/năm.

Thay đổi là vậy, song nhìn lại quá trình xây dựng NTM, ông Nguyễn Chí Viễn – Phó chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa cho biết, hiện với Ứng Hòa vẫn còn một số khó khăn trong xây dựng NTM, đó là: sản xuất manh mún, quy mô tập trung chưa lớn; hàng hóa nông sản chưa có thương hiệu, sản phẩm sản xuất ra chưa được chế biến, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp; công tác đào tạo việc làm nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập…

“Để địa phương sớm hoàn thành chương trình xây dựng NTM, trong thời gian tới huyện sẽ tăng cường tập trung chỉ đạo, tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân…hiểu rõ hơn về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng NTM. Đồng thời, tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và đề án xây dựng NTM ở các xã phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương và kế hoạch sử dụng đất chung trên địa bàn huyện…thực hiện tốt vấn đề trên, không chỉ là sự đồng thuận của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, mà còn cần có sự chung tay góp sức, sự đồng thuận của cộng đồng và sự đồng thuận của chính người dân địa phương” – ông Viễn nói.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Tin khác

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

(LĐTĐ) Liên quan đến những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực và yêu cầu thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khẳng định, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 4/11, huyện Thanh Oai tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Đây là cụm đa ngành nghề, nhằm mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch; kéo giãn các hộ, doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, khu dân cư, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

(LĐTĐ) Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 7/11, tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Đáng chú ý, sẽ có 68 đơn vị với gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu. Cơ cấu giải thưởng của lần tranh tài này cũng được tăng cao hơn so với các mùa giải trước.
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

(LĐTĐ) Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì vẫn tiếp tục khởi sắc.
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa

Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 17/11/2024), ngày 4/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã đến nhà riêng để trao tặng đồng chí Đoàn Duy Thành (Đảng bộ quận Ba Đình) và đồng chí Trần Giang (Đảng bộ quận Đống Đa) Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thực hiện một số nhiệm vụ để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với 5 dự án đầu tư đã kéo dài, chậm triển khai.
Xem thêm
Phiên bản di động