Huyện Đông Anh - Hà Nội

Thay đổi diện mạo từ xây dựng nông thôn mới

Ngày 8/10 huyện Đông Anh sẽ kỷ niệm 140 năm Ngày Thành lập huyện, 55 năm Ngày huyện Đông Anh sát nhập về Hà Nội; đặc biệt trong ngày lễ kỷ niệm trọng đại này, chính quyền và nhân dân huyện Đông Anh sẽ đón nhận thêm một niềm vui mới, khi huyện chính thức được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu: “Huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) của Thủ đô”.
tin nhap 20161007095153 Phấn đấu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới
tin nhap 20161007095153 Đổi thay diện mạo nông thôn Hà Nội

Đổi mới toàn diện bộ mặt nông thôn

tin nhap 20161007095153
Ông Phạm Văn Châm – Chủ tịch UBND huyện Đông Anh chia sẻ về những khó khăn trong việc xây dựng NTM tại địa phương.

Ông Phạm Văn Châm - Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết, từ nhiều năm nay xác định mục tiêu xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, vì thế, khi bắt tay vào thực hiện chương trình, mặc dù gặp phải không ít khó khăn, thử thách bởi xuất phát điểm thấp (các xã chỉ đạt từ 7-12 tiêu chí), cùng thái độ ỷ lại của một bộ phận cán bộ, người dân…Tuy nhiên, sau khi Đảng bộ và chính quyền huyện nêu rõ vị thế, vai trò và quyền lợi của người dân trong việc xây dựng NTM, đồng thời phát động sâu rộng phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng NTM”, với sự vào cuộc nghiêm túc, trách nhiệm của MTTQ và các đoàn thể; sự ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp; sự hưởng ứng tích cực của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã tạo được sự đồng thuận mạnh mẽ. Đến nay về cơ bản, các xã trên địa bàn huyện đã đạt đủ 19 tiêu chí xây dựng NTM.

Cũng theo ông Phạm Văn Châm, trong quá trình thực hiện xây dựng NTM, Đảng bộ và chính quyền địa phương đã phát huy được những lợi thế sẵn có về quỹ đất, tiềm năng lao động để thu hút các nguồn lực kinh tế. Qua đó đã huy động được 2.331 tỉ đồng từ các nguồn lực, trong đó xã hội hóa từ các doanh nghiệp đạt 229,2 tỉ đồng; các đoàn thể chính trị huyện ủng hộ 3 tỉ đồng xây dựng nhà đại đoàn kết, mái ấm tình thương; đồng thời vận động người dân hiến 57.969 m2 đất và đóng góp 8.647 ngày công để xây dựng công trình hạ tầng, dân sinh…Sau 5 năm thực hiện chương trình NTM, bộ mặt nông thôn ở huyện Đông Anh đã thay đổi toàn diện, đời sống người dân được nâng lên, giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn tăng, đẩy tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn huyện đạt 8,5%/năm; trong đó tập trung vào các ngành như: Công nghiệp chiếm 81,58%; Thương mại – dịch vụ chiếm 14,46%; Nông nghiệp chiếm 3,96%. Thu nhập đầu người khu vực nông thôn ước đạt 43 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 20 triệu đồng so với năm 2010.

Gìn giữ và phát huy những thành tích đã đạt được

Chia sẻ về bí quyết xây dựng thành công chương trình NTM với chúng tôi, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết: Cũng như nhiều địa phương khác, khi bắt tay vào thực hiện xây dựng NTM, huyện đã gặp một số khó khăn như sản xuất manh mún, phân tán. Mặc dù là một huyện ven đô và có nhiều thuận lợi, tuy nhiên, khi xây dựng NTM huyện Đông Anh cũng gặp rất nhiều khó trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm làng nghề và ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện. Vì thế, khi tiến hành xây dựng NTM công tác tư tưởng phải đi trước một bước. Cả hệ thống chính trị quyết tâm vào cuộc với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy đảng, sự điều hành linh hoạt, quyết liệt của chính quyền các cấp trong việc tích cực tuyên truyền để người dân thật sự cảm nhận được, họ chính là chủ thể quan trọng trong quá trình xây dựng NTM. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã đề ra những phương án cụ thể nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm làng nghề như: Chuyển các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư, thành lập khu chuyên biệt phát triển và gìn giữ làng nghề…

tin nhap 20161007095153
Nông thôn mới thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn huyện Đông Anh.

Hoàn thành các tiêu chí về NTM đã khó, nhưng để gìn giữ và phát triển các tiêu chí ấy còn khó khăn hơn nhiều. Chia sẻ về thực trạng này, ông Phạm Văn Châm cho hay, xác định được những khó khăn ấy, huyện đã xác định và quyết tâm trong những năm tới sẽ cố gắng phấn đấu, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đã đạt được, đồng thời xác định các tiêu chí phù hợp trong giai đoạn 2016-2020. Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhất là mở rộng diện tích các loại rau, hoa, quả trái vụ được thị trường ưu chuộng (hiện tại trên địa bàn huyện có 4 mô hình chăn nuôi, 3 mô hình rau, củ, quả đạt tiêu chuẩn VietGAP); đồng thời đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp, tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Đẩy mạnh phát triển làng nghề, trang trại, đồng thời chú trọng xây dựng thương hiệu cho nông sản, nâng cao giá trị hàng hóa, tạo sự liên kết mật thiết giữa doanh nghiệp và người dân, đảm bảo thu nhập ổn định và bền vững cho người dân…

Ngoài ra, huyện cũng đẩy mạnh hơn nữa việc xã hội hóa đầu tư giao thông nội đồng, các công trình bảo vệ môi trường như hệ thống cấp, thoát nước và xử lý ô nhiễm môi trường…“Để giữ vững và nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí NTM đã đạt được, ngoài việc quyết tâm cao, sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, của các doanh nghiệp đặc biệt là của người dân địa phương, những “chủ thể” của chương trình NTM là cực kỳ quan trọng. Có được sự đồng thuận từ ý Đảng đến lòng dân, chắc chắn khó khăn nào, thử thách nào rồi cũng sẽ vượt qua” - Chủ tịch UBND huyện Đông Anh nhấn mạnh.

Đạt Đỗ - Nguyễn Hạnh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Tin khác

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

(LĐTĐ) Liên quan đến những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực và yêu cầu thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khẳng định, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 4/11, huyện Thanh Oai tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Đây là cụm đa ngành nghề, nhằm mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch; kéo giãn các hộ, doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, khu dân cư, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

(LĐTĐ) Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 7/11, tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Đáng chú ý, sẽ có 68 đơn vị với gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu. Cơ cấu giải thưởng của lần tranh tài này cũng được tăng cao hơn so với các mùa giải trước.
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

(LĐTĐ) Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì vẫn tiếp tục khởi sắc.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thực hiện một số nhiệm vụ để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với 5 dự án đầu tư đã kéo dài, chậm triển khai.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 đã thực sự mang đến những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Quy định phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012.
Xem thêm
Phiên bản di động