Đổi mới để tăng sức cạnh tranh
Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh Công nghệ nói có đúng? | |
Dễ dãi trong đào tạo có thể trả giá đắt |
Đặc thù ngành nghề
Theo Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế), hiện tại sinh viên học Y khoa sau 6 năm ra trường đã có thể hành nghề bác sĩ. Sau đó, họ học thêm chuyên khoa I, chuyên khoa II. Tuy nhiên, việc vừa đi làm vừa đi học như vậy sẽ rời rạc nên việc đi học tiếp chuyên khoa là không chắc chắn. Vì thế, nhiều bác sĩ có thể không đạt được trình độ chuyên khoa nhất định. Bên cạnh đó, một bất cập khác là đào tạo sau ĐH ngành y hiện tồn tại 2 hệ thống song song. Đó là hệ nghiên cứu có các chương trình đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ lại do Bộ GD-ĐT quản lý. Còn các chương trình đào tạo bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 lại do Bộ Y tế quản lý. Vì thế, mới đây Bộ Y tế đã đề xuất lên Chính phủ một mô hình đào tạo mới theo mô hình 4 + 2. Trong đó 4 năm đầu là đào tạo cử nhân y khoa, sau đó phân luồng thành 2 nhánh. Nhánh 1 được cấp bằng cử nhân và có thể đi làm ngay nhưng không được khám chữa bệnh. Còn nhánh 2 học thêm 2 năm để thành bác sĩ đa khoa và sau đó phải mất thêm 1 năm thực hành tại các bệnh viện mới được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
Khám chữa bệnh dịch vụ chất lượng cao theo yêu cầu. Ảnh minh họa |
Mặt khác, theo chia sẻ của GS.TS Nguyễn Hữu Tú - Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo ĐH Y Hà Nội tại một cuộc hội thảo về đào tạo ngành y mới đây cho thấy, chương trình đào tạo y khoa của Việt Nam được thiết kế hàng chục năm trước và chỉ phù hợp với bối cảnh số lượng sinh viên ít, các thầy cô giáo có nhiều thời gian hướng dẫn trên lâm sàng. Đồng thời, chương trình giảng dạy này còn nặng về lý thuyết, chồng chéo, ít thực hành, chưa dựa trên chuẩn năng lực đầu ra. Các môn học rời rạc, không gắn kết với nhau khiến người học khó có thể tư duy logic, vận dụng được. Trong khi đó, “Hiện nay, yêu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh ngày càng cao hơn nhiều so với trước đây nên đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ năng của y bác sĩ phải nâng cao hơn, chuyên sâu hơn. Vì thế, so với nhu cầu phát triển của y học hiện nay và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng thì có thể nói chương trình đào tạo y khoa hiện nay không còn phù hợp, cần phải có sự đổi mới”, GS.TS Nguyễn Hữu Tú khẳng định.
Đồng quan điểm, đứng ở góc độ giảng dạy, GS Phạm Thị Minh Đức cho biết thêm , sinh viên y đa khoa những năm đầu hăng hái, tự tin bao nhiêu thì đến những năm cuối các em lại thụ động bấy nhiêu. Một phần nguyên nhân là do phương pháp dạy học kiểu truyền thống khiến sinh viên học theo kiểu thụ động. Trong khi đó, số lượng sinh viên quá đông, khó giám sát quá trình học tập. Năng lực quản lý của các trường còn hạn chế nên chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành. Cũng chia sẻ về vấn đề này, GS.TSKH bác sĩ Phùng Đắc Cam - Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng khoa Y Dược trường ĐH Thành Đô chia sẻ: “ Thời gian đào tạo ngành y ở nước ta hiện nay (bình quân là 6 năm) so với các nước khác trên thế giới vẫn còn ít (khi thời gian đào tạo để một bác sĩ có thể được cấp chứng chỉ hành nghề là từ 9-11 năm). Nhu cầu nhân lực y tế có chất lượng hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.
Mặc dù, có tới 24 trường ĐH tham gia đào tạo ngành y nhưng phải nói thật là đến nay số trường đào tạo được nhân sự đáp ứng yêu cầu ngành y vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bởi nghề này đòi hỏi tính thực hành cao mà muốn vậy cần có bệnh viện (cả đa khoa và chuyên khoa) để cho sinh viên thực hành thì mới có thể nâng cao được chất lượng tay nghề. Do đó, những cơ sở đào tạo y dược đặt tại TP lớn như Hà Nội hay TP HCM- nơi tập trung nhiều bệnh viện thì bài toán thực hành cho sinh viên mới có thể đáp ứng được…”.
Thêm thời gian đào tạo bác sĩ
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Minh Lợi - Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, theo phương thức đào tạo mới đề xuất của Bộ Y tế, không phải Bộ Y tế sẽ rút ngắn thời gian đào tạo đại học hệ chính quy tại các trường ĐH Y xuống còn 4 năm (kể cả đối với ngành y đa khoa hiện đào tạo 6 năm) mà chỉ là sắp xếp lại theo 3 giai đoạn đào tạo. Tức là đào tạo cử nhân y khoa, sau đó nếu muốn trở thành bác sĩ bắt buộc cử nhân y khoa phải học thêm 2 năm (tức có thời gian đào tạo tối thiểu 6 năm) và thêm 1 năm thực hành nghề nghiệp, sau đó thi quốc gia thì mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Đồng thời, với phương thức đào tạo mới này, những người có bằng thạc sĩ y học hay tiến sĩ y học nếu muốn hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bắt buộc phải học thêm chương trình bác sĩ y khoa và bác sĩ chuyên khoa, cũng như phải thi chứng chỉ hành nghề.
Tóm lại, sự thay đổi hình thức đào tạo này nhằm xây dựng được hình thức đào tạo y khoa phù hợp và hài hòa chung trong hệ thống giáo dục Việt Nam, vừa đảm bảo tính đặc thù trong đào tạo y khoa (hướng nghiên cứu và hướng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh). Đặc biệt, với quy trình đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề nói trên, chất lượng quản lý khám chữa bệnh sẽ siết chặt hơn, chất lượng khám chữa bệnh sẽ nâng cao hơn so với trước, người bệnh sẽ hưởng lợi. Nếu đề án đổi mới này được phê duyệt, dự kiến đến năm 2020 sẽ áp dụng.
Cũng hướng tới việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo nhân sự ngành y, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trường ĐH Y cũng đang mạnh dạn tiến hành đổi mới chương trình đào tạo theo kiểu cuốn chiếu với bước đầu tiên là đổi mới chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa theo hướng tích hợp các môn học riêng vào trong một học phần. GS.TS Nguyễn Hữu Tú cho biết, dự kiến bắt đầu từ năm học 2017 và đến năm 2024 trường này sẽ hoàn thành toàn bộ chương trình đổi mới, qua đó sẽ đào tạo được một thế hệ bác sĩ mới có thể đương đầu với những thách thức trong tương lai của hệ thống y tế.
K.Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57