Độc đáo bảo tàng chiến tranh của người cựu binh
Khám phá Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá | |
Điểm đến hấp dẫn của Du lịch Thủ đô | |
Miễn phí cho khách tham quan cả nước trong Ngày Quốc tế bảo tàng |
Đi vào hoạt động từ tháng 10/2006, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày là bảo tàng tư nhân do cựu chiến binh Lâm Văn Bảng thành lập.
Sau ngày trở về, theo Hiệp định Paris từ năm 1973 cho tới năm 1985, ông Bảng được giao phụ trách mảng giao thông (thuộc Công ty 208 quản lý đường bộ). Khi chỉ huy sửa chữa Cầu Giẽ, đơn vị của ông phát hiện ra một quả bom tấn nằm ngay dưới chân cầu. Sau khi vớt lên, rút thuốc, ông Bảng cho xây một cái bệ ngay trước cầu rồi đặt quả bom lên để trưng bày. Đây là tiền thân của Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày ngày nay.
Toàn cảnh khu trưng bày của Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày. |
Ông Bảng tâm sự, khi bị địch bắt và giam cầm, được tận mắt chứng kiến rất nhiều đồng đội bị tra tấn, tù đày. Thậm chí, có những người đã hy sinh ngay sau những màn tra tấn khủng khiếp của quân địch. Đó là những ký ức ám ảnh ông suốt cuộc đời.
Vì thế, ông Bảng luôn trăn trở phải làm một điều gì đó để tri ân đồng đội, đồng thời phơi bày những tội ác của kẻ thù cho mọi người biết. Nhất là những hình ảnh đồng đội bị tra tấn nên ông quyết tâm đi tìm những kỷ vật của thời chiến để gìn giữ và thể hiện tấm lòng tri ân đồng đội, những người đã ngã xuống vì Tổ quốc.
Các hình phạt tra tấn chiến sĩ cách mạng được tái hiện sinh động. |
Khi mới được thành lập, Bảo tàng có hơn 2.000 hiện vật, kỷ vật, hình ảnh của các chiến sĩ, đồng đội trao tặng lại. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, đến nay, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày hiện đang trưng bày, lưu giữ và tái hiện hơn 4.000 hiện vật, được chia thành 10 khu khác nhau để giúp cho du khách dễ tham quan, tìm hiểu.
Ông Bảng cho biết, khó khăn lớn nhất khi đi sưu tầm các kỷ vật là tuổi cao, sức yếu việc đi lại không thuận lợi. Nhưng với tinh thần "4 tự" là tự nguyện, tự túc, tự quản, tự chịu trách nhiệm nên những khó khăn đó dần qua đi.
Những hiện vật, kỷ vật, hình ảnh một phần được ông Bảng sưu tầm, một phần được đồng đội trao tặng. |
Từ khi thành lập đến nay, Bảo tàng đã trở thành điểm đến của nhiều đoàn khách tham quan, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên, các đồng chí lão thành cách mạng và thân nhân các liệt sĩ… Nơi đây không chỉ là nơi lưu giữ những kỷ vật, hiện vật của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày mà còn là nơi tái hiện lịch sử dân tộc, nơi giáo dục cho lớp trẻ về lòng tự hào, tự tôn dân tộc và truyền thống dân tộc mà không sách vở nào thay thế được.
Hiện nay, hàng ngày tại Bảo tàng có 16 cựu chiến binh thường trực đảm nhận mọi công việc, họ chính là những hướng dẫn viên am hiểu nhất về những hiện vật tại Bảo tàng. Bởi chính họ là những cựu tù, những nhân chứng sống của lịch sử. Từng trải qua tháng ngày nằm chuồng cọp hay bị địch tra tấn đến chết đi sống lại.
Bảo tàng thường xuyên đón các đoàn từ khắp nơi trên cả nước về tham quan, giao lưu văn hóa nghệ thuật. |
Có người đã ngoài 80 tuổi nhưng hàng ngày vẫn đạp xe hàng chục cây số đến Bảo tàng để thắp cho đồng đội nén nhang, gặp gỡ bạn bè, đồng chí cũ. Mọi người đều đến Bảo tàng với tinh thần tự nguyện, như nhà của mình, thấy việc thì làm, mỗi người góp chút công sức như một sự tri ân với đồng đội đã hy sinh.
Với những nỗ lực sưu tầm, lưu giữ kỷ vật thiêng cùng nhiều hoạt động ý nghĩa, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày đã nhiều lần vinh dự được các cấp lãnh đạo Trung ương và thành phố Hà Nội khen thưởng, Chi bộ Đảng của Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày nhiều năm liền là Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh.
Riêng đối với cá nhân ông Lâm Văn Bảng vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, được Chủ tịch Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng danh hiệu Công dân ưu tú Thủ đô năm 2014 cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51