Doanh nghiệp muốn kiếm 1 đồng lãi phải chi 1 đồng “bôi trơn“?
Tại Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân 2015, TS Lê Đăng Doanh trăn trở và lo lắng với thực trạng tham nhũng tại Việt Nam không được phòng chống tốt, thậm chí ngày càng gia tăng. Điều này gây khó cho doanh nghiệp, làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế. Một chỉ số đáng thất vọng nhất là doanh nghiệp muốn tạo ra 1 đồng lợi nhuận cần phải trả 0,7-1 đồng tiền chi phí không chính thức.
Gia tăng tham nhũng, hối lộ
Đề cập tác động của tham nhũng và chi phí phi chính thức, TS Lê Đăng Doanh dẫn hàng loạt số liệu của các tổ chức thế giới cũng như trong nước về xếp hạng môi trường đầu tư cũng như chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam, cho thấy tình trạng tham nhũng, hối lộ sau thời gian lắng xuống đang có chiều hướng gia tăng trở lại. Trong đó, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2014 vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố cho thấy, gánh nặng phí bôi trơn, đút lót đang cản trở ý định mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp đang phải "sống chung" với nạn tham nhũng (Ảnh minh họa: KT) |
Bức xúc với thực trạng và lo lắng cho môi trường kinh doanh của Việt Nam, ông Doanh dẫn nghiên cứu từ năm 2009-2011 cho biết: “Muốn tạo ra 1 đồng lợi nhuận, doanh nghiệp phải trả từ 0,7-1 đồng tiền chi phí không chính thức”. Không những thế, gần đây có thông tin đáng buồn là “chúng ta phải chứng kiến câu chuyện Nhật Bản 2 lần tạm dừng giải ngân vốn ODA, Hàn Quốc và Ngân hàng Thế giới phát hiện những dấu hiệu tham nhũng, đút lót liên quan đến quá trình nhận thầu và đấu thầu xây dựng kết cấu hạ tầng ở Việt Nam”.
Hệ quả của tình trạng tham nhũng trong nền kinh tế, ông Doanh khẳng định: “Nó làm chệch hướng động lực của doanh nghiệp. Khi đó, những doanh nghiệp đút lót, hối lộ sẽ ít quan tâm hơn đến đổi mới công nghệ hay sản phẩm, một tác động đặc biệt nghiêm trọng trong môi trường cạnh tranh quốc tế gay gắt và đổi mới khoa học-công nghệ là động lực chính cho phát triển hiện nay. Đáng lo hơn, doanh nghiệp chấp nhận tham gia vào các hoạt động tham nhũng một cách thản nhiên”.
Ông Doanh còn bức xúc cho rằng, “tham nhũng sẽ làm méo mó nguyên tắc cạnh tranh của kinh tế thị trường, cạnh tranh không còn phản ánh chính xác hiệu quả của các doanh nghiệp vì doanh nghiệp đút lót nhiều hơn sẽ được nhiều ưu đãi hơn và có thể thành đạt hơn doanh nghiệp có hiệu quả nhưng đút lót ít hơn. Doanh nghiệp không đút lót sẽ bị thiệt thòi nhiều mặt”.
Giảm tham nhũng sẽ tăng “sức khỏe” cho doanh nghiệp
Cũng chung bức xúc, lo lắng với ông Doanh, TS Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng dẫn một loạt số liệu cho thấy, có tới 73% doanh nghiệp phải chi phí lót tay, 43% dân chúng phải lót tay, 33% nhân viên muốn kiếm chức, kiếm vị trí phải lót tay. Điều này, theo ông Kiêm, “khiến chi phí doanh nghiệp tăng vô lối, lòng tin của doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh vốn đã giảm lại càng đi xuống”.
Còn TS Lê Đăng Doanh cảnh báo: “Nếu không hạn chế và kiểm soát được tham nhũng ở mức độ nhất định, môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ khó có thể được cải thiện. Tác động gián tiếp của tham nhũng đối với tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư mạnh hơn tác động trực tiếp rất nhiều. Tham nhũng ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư, do đó cản trở sự phát triển”.
Những lo lắng của TS Lê Đăng Doanh là có cơ sở. Bởi theo một khảo sát của VCCI, “nếu giảm 1% đơn vị tần suất tham nhũng (tần suất tham nhũng được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp thừa nhận có chi trả các khoản không chính thức), đầu tư tư nhân sẽ tăng 3,7%, việc làm tư nhân sẽ tăng tăng 1%, và thu nhập bình quân đầu người tăng 1,5%.
Còn nếu giảm 1% đơn vị gánh nặng tham nhũng (tỷ lệ chi phí không chính thức trên thu nhập của doanh nghiệp), đầu tư tư nhân sẽ tăng 6,4%, số việc làm tư nhân sẽ tăng 1,8%, và thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng 2,3%.
Đồng thời, nếu tăng 1% đơn vị tính dự báo của tham nhũng (đo lường bằng tỷ lệ % doanh nghiệp cho biết rằng họ nhận được dịch vụ mong muốn khi trả chi phí không chính thức), đầu tư tư nhân sẽ tăng 3,6%, việc làm tư nhân sẽ tăng 1% và thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng 1,9%”./.
Theo Xuân Thân/VOV.VN
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Thị trường 05/11/2024 07:11
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Thị trường 05/11/2024 06:53
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Thị trường 05/11/2024 06:49
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12