Định mức biên chế không thể đánh đồng
Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm vì một quyết định để 20 năm không sửa | |
Giảm người hưởng lương từ ngân sách, không giảm nhân lực | |
Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả hoạt động ở cơ sở |
Toàn cảnh phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân ngày 7/11 |
Quy định đánh giá cán bộ công chức hơn 20 năm chưa sửa
Chủ trì điều hành chất vấn nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực nội vụ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết các nhóm vấn đề chất vấn gồm: Việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; sắp xếp cán bộ, công chức sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã.
Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, bồi dưỡng, đào tạo, thi nâng ngạch, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và viên chức. Công tác đánh giá, xử lý vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Báo cáo nhanh trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, việc sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện cấp xã kết hợp với tinh giản biên chế, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để xây dựng bộ máy hành chính nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả là mục tiêu mà các Nghị quyết của Đảng trong nhiều nhiệm kỳ đặt ra.
Đặc biệt tại Nghị quyết 18 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII đã đề ra quan điểm, chủ trương, định hướng về lộ trình, bước đi, tổ chức thực hiện cụ thể. Sau khi thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy nhiều bộ, ngành, địa phương đã tinh gọn và hạn chế chồng chéo, giao thoa. Bước đầu giảm được 4 Tổng cục, 11 Vụ thuộc Bộ, 9 đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương. Số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giảm nhiều như tại Cao Bằng giảm 3 huyện và 38 xã; Thanh Hóa giảm 76 đơn vị cấp xã; Hòa Bình giảm 59 xã; Phú Thọ giảm 52 xã;…
Tinh giản biên chế đạt kết quả khả quan. Chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ Nội vụ đã được Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cụ thể hóa các Nghị quyết, sửa đổi, bổ sung 5 luật, 26 nghị định, 20 thông tư và 8 đề án đề thực hiện. Tuy nhiên sau 2 năm triển khai thực hiện mới đạt được kết quả bước đầu và chưa đạt được các mục tiêu mà các Nghị quyết đề ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Liên quan đến công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, bồi dưỡng, đào tạo, thi nâng ngạch; chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân xác nhận, có sự phiền hà lớn về việc văn bằng chứng chỉ. Bộ trưởng thanh minh, do quy định áp dụng từ năm 1993 đến nay, hơn 20 năm rồi, phải sửa. “Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm này vì một quyết định để 20 năm không sửa, để cho thủ tục rườm rà.
Chúng tôi cam kết với Quốc hội, sau khi Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, chúng tôi sẽ sửa ngay đến nội dung này. Chúng tôi sẽ thực hiện quy trình bổ nhiệm, thăng hạng, xét nâng ngạch công chức theo đúng quy định của Đảng, không thêm bất cứ một hồ sơ thủ tục nào. Còn vấn đề kiểm soát trình độ ngoại ngữ, tin học thì thi trên máy luôn, không cần yêu cầu bằng cấp, chứng nhận”, Bộ trưởng Tân nói.
Giảm người hưởng lương từ ngân sách, không giảm nhân lực?
Tại phiên chất vấn, các đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về các vấn đề: Bảo đảm biên chế y tế, giáo dục theo xu hướng tiến bộ trong bối cảnh tinh giản biên chế hiện nay, nhất là biên chế giáo viên ở khu vực dân tộc, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn…
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời tại phiên chất vấn. |
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (đoàn đại biểu tỉnh Tiền Giang) cho biết, phản ánh xu thế hiện đại là một giáo viên dạy số lượng học sinh càng ít, hay một cán bộ y tế chăm sóc số lượng bệnh nhân càng ít, thì chất lượng phục vụ, dịch vụ ngày càng nâng lên. Trong khi đó, nước ta thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức đơn vị sự nghiệp nhất là ở ngành giáo dục, y tế. Đại biểu đặt câu hỏi, điều này ảnh hưởng như thế nào trong quá trình thực hiện?.
Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Thanh Hải cũng nêu vấn đề, chủ trương thực hiện tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập như hiện nay còn nhiều bất cập như quyền tự quyết của các đơn vị tự chủ, quyền tuyển dụng lao động, quyết định vấn đề lương hay sử dụng các tài nguyên của đơn vị là tài sản công, liên kết với các đơn vị khác…
Các bất cập này của các địa phương, đơn vị nhiều lần đề cập tuy nhiên đến nay chưa được khắc phục. “Đây là điểm nghẽn lớn trong việc thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng, đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp trong thời gian tới?”, đại biểu Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông) cho biết, hiện tượng thiếu giáo viên có nguyên nhân từ quy định về định mức học sinh trên lớp, giáo viên trên lớp chưa có sự phân biệt giữa khu vực đô thị và nông thôn, miền núi với đồng bằng, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
Đối với khu vực Tây Nguyên và thành phố lớn còn do nguyên nhân từ sự di dân và việc dịch chuyển lao động. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để bảo đảm bố trí đủ biên chế giáo viên dạy 2 buổi/ngày theo quy định của Bộ Giáo dục tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
Trả lời chất vấn về nội dung trên, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục, y tế là vấn đề phức tạp. Thực tế ngành giáo dục, y tế hiện nay đều đang than không đủ giáo viên đứng lớp, không đủ nhân viên y tế phục vụ việc khám chữa bệnh. “Tổng biên chế sự nghiệp cả nước hiện nay là khoảng 1.800.000 người, riêng giáo viên khoảng hơn 1,5 triệu người, chiếm tỷ lệ rất lớn. Tính chung, biên chế cho giáo viên và nhân viên y tế chiếm tới khoảng 80% trên tổng số biên chế sự nghiệp”, Bộ trưởng Lễ Vĩnh Tân thông tin.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, thống kê ban đầu đã xác định 87.000 giáo viên các cấp còn thiếu. Ngành Y tế cũng thiếu khoảng hơn 12.000 người. Bộ Nội vụ đang phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục để xác minh cụ thể từng địa phương, từ đó có đề xuất Chính phủ và Bộ Chính trị để tiếp tục bổ sung biên chế, đảm bảo đúng chủ trương, có người học là phải có giáo viên, có người bệnh là phải có người chăm sóc.
Về vấn đề cần tháo gỡ, theo Bộ trưởng Nội vụ, định mức biên chế của ngành giáo dục và y tế đã xây dựng, áp dụng từ năm 2007 đến nay, sau 12 năm đã quá lạc hậu. Vậy nên 2 ngành này cần tiến hành xây dựng định mức, xác định cho rõ lại, tiến tới xây dựng lộ trình tự chủ và xã hội hoá trong các lĩnh vực để giảm số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Liên quan đến vấn đề tinh giản biên chế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho biết, ngành Nội vụ chỉ đặt vấn đề giảm số người hưởng lương từ ngân sách chứ không giảm nhân lực làm việc trong các đơn vị sự nghiệp. Thực tế, vừa qua các cơ quan Trung ương đã giảm được số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước khoảng 11,86%, vượt mục tiêu giảm 10% đề ra. Nhưng các địa phương, các đơn vị sự nghiệp thì việc tinh giản biên chế mới đạt 4,26%.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Tin mới 24/12/2024 08:07
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47