Điểm tựa của công nhân viên chức nghèo
Nỗ lực chăm lo đời sống công nhân viên chức lao động | |
Khẳng định vai trò của nữ công nhân viên chức | |
Phát huy gương điển hình của công nhân viên chức |
Điểm tựa cho CNVCLĐ thoát nghèo
Những năm trước, kinh tế gia đình anh Đặng Đình Quý (nhân viên bảo vệ Trường Mầm non Văn Đức, xã Văn Đức, huyện Gia Lâm) rất khó khăn. Vợ anh là giáo viên mầm non với đồng lương ít ỏi, anh là nhân viên bảo vệ, thu nhập cũng chẳng khá hơn trong khi các con còn nhỏ, đang tuổi ăn học, nhiều thứ phải trang trải, nên cuộc sống gia đình luôn thiếu trước hụt sau.
Dù có sẵn đất vườn rộng rãi và cũng có kinh nghiệm chăn nuôi, nhưng anh Quý không có vốn, nên không thể tận dụng những điều đó để có thể thoát nghèo.
Lãnh đạo Quỹ trợ vốn trao sản phẩm hỗ trợ phát triển cộng đồng cho con CNLĐ nghèo tham gia vay vốn. |
Đang trăn trở tìm cách làm kinh tế, anh Quý mừng rơi nước mắt khi thông qua hướng dẫn của CĐCS và LĐLĐ huyện Gia Lâm, anh đã được Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô cho vay 10 triệu đồng trong 20 tháng để phát triển chăn nuôi nhỏ. Anh Quý cho biết, số vốn không nhiều nhưng đủ để để anh đầu tư chuồng trại, mua giống, mua cám để chăn nuôi lợn thịt, cải tạo đất vườn để trồng rau.
Không những thế, cán bộ CĐ còn quan tâm hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh nên đàn lợn nhà anh lớn nhanh, khỏe mạnh. Sau 2 lứa, anh đã hoàn vốn, trả hết nợ, để dành được một khoản tiền nhỏ. “Đúng là nhờ sự giúp đỡ của tổ chức CĐ nên tôi đã có điều kiện tạo việc làm, thoát nghèo, phát triển kinh tế gia đình bền vững”- anh Quý xúc động tâm sự.
Để khắc phục những khó khăn nói trên, ông Kiều Doãn Truật khẳng định, thời gian tới, quỹ sẽ đẩy mạnh tuyên truyền trong CĐ cơ sở và đoàn viên ở đó, giúp họ thấy rõ ý nghĩa, tác dụng của quỹ, để quỹ ngày càng phát triển, đến được nhiều hơn với CNVCLĐ nghèo đồng thời kiến nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam tích cực làm việc với các cơ quan chức năng sớm có nguồn từ ngân sách nhà nước cấp để bổ sung cho Quỹ trợ vốn cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. |
Cùng có hoàn cảnh khó khăn như anh Quý, 7 gia đình đoàn viên thuộc CĐ xã Phú Kim (huyện Thạch Thất) đã được CĐCS và LĐLĐ huyện Thạch Thất hướng dẫn tìm đến Quỹ trợ vốn và được Quỹ cho vay tổng cộng 130 triệu đồng để trồng bưởi Diễn. Chỉ sau một chu kỳ vay 24 tháng, cả 7 gia đình đã mở rộng diện tích trồng trọt, tạo thêm việc làm cho người thân với thu nhập ổn định.
Ngoài những trường hợp kể trên, còn nhiều, rất nhiều CNVCLĐ Thủ đô đã được Quỹ Trợ vốn hỗ trợ vốn vay để thoát nghèo trong những năm qua. Theo ông Kiều Doãn Truật, Giám đốc Quỹ Trợ vốn, riêng trong năm 2016, quỹ đã giải quyết cho 2675 CNLĐ nghèo, thuộc 122 CĐCS, vay vốn để phát triển kinh tế gia đình với tổng số tiền là 39 tỷ 800 triệu đồng.
Công tác giải ngân diễn ra an toàn, đúng đối tượng, đúng tiến độ, đã giải quyết kịp thời nhu cầu cần vốn của người lao động. Cũng theo ông Kiều Doãn Truật, công tác kiểm tra việc sử dụng vốn vay được Quỹ rất coi trọng.
Qua kiểm tra việc sử dụng vốn cho thấy, hầu hết các thành viên vay vốn từ quỹ đã sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, chủ yếu là kinh doanh nhỏ, chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm nghề phụ hoặc mở cửa hàng tạp hóa. Nguồn vốn vay đã giúp cho các gia đình tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, bình quân mỗi tháng tăng thêm từ 1 triệu đến 1 triệu 200 nghìn đồng, góp phần đáng kể giải quyết khó khăn trong cuộc sống của CNVCLĐ.
Khẳng định vai trò của tổ chức CĐ
Theo đánh giá của LĐLĐ Thành phố, để công tác cho vay vốn được triển khai kịp thời và phát huy hiệu quả tới CNVCLĐ, ngoài những cố gắng nỗ lực của Quỹ trợ vốn, còn có sự vào cuộc tích cực của các CĐ cấp trên cơ sở.
Tại LĐLĐ huyện Thạch Thất, Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Khuất Thị Khuyên cho biết, công tác phối hợp triển khai các dự án vốn vay hỗ trợ việc làm được Ngân hàng Chính sách xã hội và LĐLĐ huyện thực hiện nghiêm túc, đúng trình tự.
Việc bình xét, lựa chọn đối tượng vay vốn hướng tới các hộ gia đình khó khăn, lương thấp, có lao động dôi dư. Các dự án đã tận dụng tối đa nguồn vốn vay kết hợp với nguồn vốn tự có hoặc nguồn vốn vay khác để tạo thêm việc làm, mang lại nguồn thu nhập từ 300.000 đến 800.000 đồng/người/tháng, giúp các hộ CNVCLĐ có thêm thu nhập.
Còn đối với LĐLĐ huyện Gia Lâm đơn vị được LĐLĐ Thành phố khen thưởng vì thành tích xuất sắc trong hỗ trợ vốn, giúp đoàn viên phát triển kinh tế gia đình, năm 2016, LĐLĐ huyện Gia Lâm đã phối hợp thẩm định, rà soát, xét duyệt cho 70 lao động vay vốn phát triển kinh tế gia đình, quản lý nguồn vốn 1,87 tỷ đồng.
Song song với việc triển khai cho vay vốn, LĐLĐ huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay sao cho đúng mục đích, bảo đảm nguồn vốn phát huy hiệu quả cao nhất.
Đối với Quỹ trợ vốn, không chỉ dừng lại ở việc cho CNVCLĐ vay vốn, thoát nghèo, từ nguồn lãi tiết kiệm bắt buộc, Quỹ còn đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cộng đồng như hỗ trợ xây dựng các công trình công cộng, trao sản phẩm hỗ trợ cho người vay, trao học bổng cho con CNVCLĐ vay vốn học giỏi v.v…
Riêng năm 2016, Quỹ đã tiến hành 2 đợt trao sản phẩm hỗ trợ phát triển cộng đồng. Trong đó, đợt sơ kết đầu năm 2016 Quỹ dành 46.473.000 đồng mua quà tặng cho 95 cháu con người vay vốn có hoàn cảnh khó khăn, đã vượt khó vươn lên đạt học sinh giỏi ở các cấp học và đợt 2, nhân dịp tổng kết năm 2016 Quỹ đã trích 62.920.000 đồng mua quà tặng cho 104 người vay có hoàn cảnh khó khăn .Tổng cộng trong năm 2016 Quỹ đã trích 109.393.000 đồng để phát triển cộng đồng.
Có thể nói, vượt lên trên những lợi ích thiết thực, trực tiếp đối với CNVCLĐ, Quỹ Trợ vốn đã giúp cho CNLĐ hiểu và gắn bó với tổ chức CĐ hơn, từ đó góp phần nâng cao uy tín,vị thế của tổ chức CĐ Thủ đô như đánh giá của Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Lê Đình Hùng: “Công tác trợ vốn cho CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình đã thêm một lần khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn, giúp đoàn viên Công đoàn và người lao động thêm tin tưởng vào tổ chức CĐ, thực sự coi tổ chức CĐ là chỗ dựa cả về tinh thần và vật chất”.
Ông Kiều Doãn Truật cũng khẳng định, từ nay đến cuối năm 2017, quỹ phấn đấu giải quyết nhu cầu vay vốn cho khoảng 250 đến 300 người lao động, tương ứng với số tiền từ 2,5 đến 3 tỉ đồng, đảm bảo đúng đối tượng, kịp thời và giải ngân an toàn.
Tú Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50