Điểm cộng cho giao thông Thủ đô
Thực hiện từ vành đai 1 trở vào
Để bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các thành phố đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông và vận tải công cộng. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông triển khai đề án tăng cường vận tải công cộng kết hợp, đồng thời điều tiết phương tiện vào trung tâm các thành phố. Bên cạnh đó, các địa phương xây dựng đề án thí điểm cung cấp dịch vụ xe đạp công cộng trong khu vực trung tâm thành phố để khuyến khích người dân đi lại bằng phương tiện công cộng.
Tại Hà Nội, UBND TP đã có văn bản gửi các sở, ban, ngành yêu cầu thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tại văn bản trên, lãnh đạo thành phố đã đưa ra các yêu cầu cùng mốc thời gian hoàn thành cho từng mục tiêu.
Ảnh minh họa
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở GTVT cho biết, theo phương án đề xuất để tạo điều kiện cho người dân và khách du lịch, việc thí điểm sẽ được thực hiện từ vành đai 1 trở vào, với các đầu mối cho thuê xe được đặt tại nhà ga, bến xe; các trạm trung chuyển đầu cuối xe buýt; trung tâm tham quan du lịch. Quan điểm của Sở sẽ là xã hội hóa, để doanh nghiệp cùng tham gia đề án với tiêu chí phương tiện phải đảm bảo tiêu chuẩn, giá thuê hợp lý. Được biết, trong quý II, Sở sẽ trình thành phố phương án.
Nhiều ý kiến cho rằng, nhiều quốc gia trên thế giới đã phát triển loại hình này từ lâu. Ở Việt Nam, khu vực phố cổ Hội An (Quảng Nam) đã hình thành dịch vụ cho du khách thuê xe đạp tính giờ. Hà Nội cũng có một số khu vực có thể triển khai mô hình này như ở phố cổ, quanh Hồ Tây… 2 năm trở lại đây, số người đi xe đạp tại Hà Nội nói riêng và các thành phố lớn tăng lên nhiều. Chi phí đi lại bằng xe đạp thấp nên bất cứ ai có nhu cầu cũng đều có thể sử dụng. Đặc biệt trong khu vực đô thị có mật độ phương tiện, mật độ dân cư cao như khu vực phố cổ, phố cũ tại Hà Nội, nơi tốc độ lưu thông của các phương tiện chậm, những người đi xe đạp có thể hòa nhịp với nhịp điệu giao thông.
Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên cho rằng tại bất kỳ đô thị nào, càng có nhiều loại hình phương tiện công cộng cho người dân lựa chọn càng tốt. “Xe đạp không gây ô nhiễm, tốc độ hạn chế nên an toàn hơn các phương tiện khác” - ông Liên nêu quan điểm.
Bài toán chỗ gửi xe
Đa phần người dân hưởng ứng đề án này, tuy nhiên nhiều người lo cơ sở hạ tầng tại các thành phố lớn như Hà Nội vẫn chưa đáp ứng được. Ví như thiếu bãi gửi xe máy, ô tô, hay xây dựng làn đường riêng cho loại phương tiện này...
Khẳng định xe đạp công cộng sẽ là phương thức vận tải rất bền vững nếu triển khai bài bản, các chuyên gia đều cho rằng: Bài bản có nghĩa là phải có cơ sở hạ tầng tốt, phù hợp với việc đi xe đạp, trong đó đặc biệt là làn đường cho người đi xe đạp, đảm bảo an toàn cho người đi xe đạp. Cùng đó, chúng ta cũng phải có hệ thống chế tài để bảo vệ người đi xe đạp.
Với nhà đầu tư, đó là vấn đề điểm đặt xe. Tại những nơi “tấc đất tấc vàng” như phố cổ Hà Nội, nếu lãnh đạo thành phố không quyết tâm thì rất khó triển khai.
Được biết, công ty CP Đồng Xuân (đơn vị đang sở hữu loại hình ô tô điện du lịch phố cổ được đánh giá là khá thành công) rất hào hứng với dự án này và đã dự tính đầu tư khoảng 250 xe đạp để thí điểm cho thuê tại quận Hoàn Kiếm với giá 4.000-5.000 đồng/giờ. Nếu được thành phố cho phép triển khai, hệ thống xe đạp này sẽ được quản lý theo công nghệ mới thông qua thẻ điện tử.
Tuy vậy, đại diện Công ty CP Đồng Xuân và các chuyên gia đều khẳng định không dễ để triển khai, khó nhất chính là điểm tập kết xe đạp công cộng. Quỹ đất cho phát triển giao thông tĩnh của Hà Nội hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và trong quy hoạch phát triển GTVT Thủ đô đến nay vẫn chưa có quỹ đất để bố trí xe đạp công cộng. Bên cạnh đó, việc đi lại bằng xe đạp nói chung và xe đạp công cộng nói riêng cũng không dễ.
Có ý kiến cho rằng, trước mắt Hà Nội nên bắt đầu làm thí điểm cho một vài khu vực đã có hệ thống giao thông công cộng bao quanh hoạt động tốt với hình thức và giá cả hấp dẫn, có phương thức kiểm soát được hành vi khách đi xe đạp và sự mất cắp xe đạp (ví dụ gắn chíp điện tử lên xe đạp có nối kết với mạng để theo dõi).
Mai Hương
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Giao thông 24/12/2024 21:09
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Giao thông 24/12/2024 08:43
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 24/12/2024 06:12
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Đô thị 23/12/2024 06:08
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41