Đẹp làng, rộng ngõ - thôn càng văn minh
50.000 tỷ đồng làm đường để đi Hà Nội - Sơn La chỉ còn 2,5 giờ | |
Hà Nội sắp làm đường trên cao trục Trường Chinh |
Được biết, xóm Trại vốn là xóm xa trung tâm nhất của xã Cần Kiệm với gần 200 hộ dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp. Tuy nhiên, từ những năm 2000, các hộ dân trong xóm đã tự đứng lên đóng góp kinh phí để đổ bê tông các tuyến đường trục chính, đường nhánh.
Đường trục chính chạy qua xóm Trại đang được mở rộng. Ảnh: P.T |
Đến nay, sau nhiều năm đưa vào sử dụng, mặt đường hiện đã xuống cấp. Hơn nữa, tuyến đường trục chính chạy qua xóm khá hẹp, chiều rộng chỉ từ 1.8m đến 2.3m khiến người dân đi lại gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, đầu năm 2017, khi xã Cần Kiệm triển khai xây dựng giao thông gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, người dân đã nhất trí hiến đất, ngày công lao động và ủng hộ tiền để mở rộng lòng đường.
Ông Kiều Văn Tưởng (Phó Chủ tịch UBND xã Cần Kiệm) cho biết: “Thực hiện dự án cải tạo tuyến đường đê tả Tích, địa phương cũng đề nghị UBND huyện quan tâm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, theo đó đổ bê tông luôn trục đường chính chạy qua xóm. Tuy nhiên, xóm Trại lại là xóm cổ lâu năm nên đường chật hẹp, có chỗ chỉ rộng khoảng 1.8m, đi lại hết sức khó khăn.
Chính vì vậy, UBND xã đã cho họp nhân dân, tuyên truyền, vận động người dân hiến đất làm đường. Nhiều hộ người ta rất tốt, sẵn sàng dỡ cả nhà ở, công trình phụ để hiến đất. Việc mở rộng tuyến đường trục chính chạy qua xóm có rất nhiều lợi ích. Để kinh tế xã hội phát triển thì đường giao thông phải thông thoáng, được cho hiện tại một phần nhưng được cho tương lai con cháu xóm đó là lâu dài”.
Trong phong trào hiến đất, phải kể đến các hộ dân như gia đình chị Kiều Thị Vượng. Mặc dù gia đình chị Vượng là một trong những hộ khó khăn của thôn, thu nhập chỉ trông chờ vào mảnh vườn và mấy sào ruộng. Tuy nhiên, khi xã có quyết định mở rộng tuyến đường trục chạy qua nhà, dù diện tích đất ở của gia đình chỉ có 88m² nhưng chị Vượng đã không ngần ngại hiến 16,5m² để mở rộng đường. Được biết, gia đình chị cũng là một trong những hộ đầu tiên đăng ký hiến đất.
Hay như việc gia đình ông Tạ Văn Huệ vừa hoàn thiện xây dựng công trình phụ gồm nhà tắm, khu vệ sinh, nhà bếp trị giá 80 triệu đồng nhưng vẫn xung phong hiến đất dù lấn vào công trình mới xây tới 1m. Hiến đất, phá bỏ công trình nhưng ông Huệ vẫn vui bởi theo ông, nếu chỉ nghĩ cho mình thì tuyến đường sẽ mãi không thể hoàn thành..
Trao đổi về vấn đề này, ông Kiều Văn Chiến (Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Phú Đa 2) cho biết, hệ thống giao thông ở xóm Trại trước đây đã được cứng hóa nhưng mặt đường nhỏ và đã xuống cấp. Đầu năm 2017, huyện Thạch Thất triển khai dự án hỗ trợ làm giao thông ngõ xóm trên cơ sở đường cũ, nhân dân đồng thuận hiến đất, mở rộng đến đâu, huyện sẽ hỗ trợ đổ bê tông đến đó.
Để triển khai chủ trương hiến đất làm đường, xóm đã tổ chức họp dân để bàn kế hoạch chi tiết. Qua tính toán, đoạn đường chạy qua khu dân cư xóm Trại thuộc dự án dài khoảng 300m², vướng đến phần đất ở, công trình của 27 hộ dân.
Với tinh thần, hộ có đất thì hiến, không có đất thì góp tiền và ngày công xây dựng hoàn trả công trình cho các hộ đã hiến đất phải tháo dỡ nhà, tường bao đã nhận được sự đồng thuận của đông đảo các hộ dân. Đến nay, hầu hết các hộ gia đình trong xóm đã đồng ý hiến đất với tổng diện tích trên 300m², đồng thời thu được gần 300 triệu đồng tiền ủng hộ.
Sinh thời, Bác Hồ đã dặn “Dễ vạn lần không dân cũng chịu; khó vạn lần dân liệu cũng xong” là xã còn tương đối khó khăn, song khi chủ trương về xây dựng nông thôn mới hợp lòng dân, bà con trong xã đã tích cực ủng hộ để không ngoài mục đích nào hơn xây dựng bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang.
Giờ đây, có dịp về Cần Kiệm, nhìn những con đường nông thôn rộng rãi, thoáng đạt chúng ta thầm cảm ơn những người dân đã tự nguyện hiến đất để làm đường, xây dựng nông thôn mới.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn
Thủ đô 18/11/2024 12:46