Đền Giang Xá - nơi tưởng nhớ vị vua Lý Nam Đế
Lãnh đạo TP Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh | |
Tân binh quận Tây Hồ làm lễ dâng hương tại di tích Nhà tù Hoả Lò | |
Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho hơn 100 học viên |
Nằm ngay trung tâm huyện Hoài Đức, từ xưa Giang Xá là một thôn thuần nông, người dân có một số nghề thủ công trong lúc nông nhàn. Đây là một mảnh đất đã nuôi dưỡng, che chở và là nơi tụ nghĩa của vị anh hùng dân tộc Lý Nam Đế.
|
Đến với làng Giang Xá, không chỉ là đến với một quần thể di tích bao gồm đình, đền, chùa gắn với việc thờ cúng và tưởng niệm ông, mà còn là đến với các truyền thuyết dân gian về tuổi thơ và công cuộc dựng cờ khởi nghĩa lập quốc đầy vinh quang của ông.
Tương truyền Lý Bí (Lý Nam Đế) đã lớn lên tại chùa Linh Bảo, làng Giang Xá. Là người có chí khí và lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, trước cảnh lầm than của nhân dân dưới ách đô hộ của giặc ngoại xâm, Lý Bí đã lấy chùa Linh Bảo làm nơi tụ nghĩa, chiêu mộ binh mã, phất cờ khởi nghĩa, cùng nhân dân xuất quân đánh đuổi giặc Lương.
Sau khi giành thắng lợi Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, ban cho làng Giang Xá là Thang Mộc ấp, tức là vùng đất được miễn trừ sưu dịch. Tự hào là đất vua phong và để tỏ lòng tôn kính, ghi nhớ công ơn của ông, dân làng đã xây dựng ngôi đền thờ ông ngay trên mảnh đất Giang Xá.
Đền Giang Xá có quy mô kiến trúc khá bề thế, ngôi đền tọa lạc trên một khu đất cao, rộng thoáng ở giữa thôn Giang Xá. Phía trước và phía sau đền có 2 cái giếng lớn, xung quanh đền có nhiều cây muỗm, nhãn cổ tạo nên khung cảnh thiên nhiên sinh động, tươi đẹp.
Một góc đền Giang Xá |
Cũng giống như nhiều ngôi đền thờ khác ở Hà Nội, đền Giang Xá bao gồm nhiều công trình kiến trúc khác nhau. Các công trình kiến trúc trải ra trong một khuôn viên rộng tạo cho ngôi đền có một chiều sâu.
Hàng năm, vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm nhân dân trên địa bàn đều tổ chức lễ hội tại đền để tưởng nhớ công ơn của Lý Nam Đế. Các nghi thức tế lễ dịp này đến nay vẫn giữ được sự tôn nghiêm và nghi thức cung đình như xưa.
Phần hội với nhiều hoạt động sôi nổi và có ý nghĩa thu hút sự chú ý của người dân và du khách đến tham dự với các trò chơi dân gian như cờ người, chọi gà...
Tại lễ hội những khuôn mẫu văn hóa truyền thống đã được duy trì và bảo tồn qua nhiều thế hệ để rồi được tái hiện lại một cách sinh động qua các lễ thức, các trò diễn dân gian, tục hèm... trong ngày hội làng. Điều đó đã đem đến cho người dân ý thức rõ rệt về sự hiện diện của một nhân vật lịch sử trên quê hương mình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 14:03