Đề xuất trẻ em là người dưới 18 tuổi: Chưa thống nhất từ văn bản
“Quan hệ” với trẻ vị thành niên: Hệ lụy từ kém hiểu biết | |
Những vụ án đau lòng do trẻ vị thành niên gây ra |
Kéo dài tuổi trưởng thành của trẻ
Ưu điểm nổi bật của dự thảo Luật Trẻ em sửa đổi là thể hiện nhận thức đầy đủ hơn về quyền trẻ em so với luật hiện hành. Các quyền thuộc 4 nhóm quyền trẻ em đã được ghi nhận bằng các văn bản quy phạm pháp luật trong dự thảo luật. Điểm mới của dự thảo luật quy định, trẻ em là người dưới 18 tuổi.
Nhóm đồng thuận với việc nâng độ tuổi trẻ em từ dưới 16 lên dưới 18 tuổi, cho rằng, việc nâng độ tuổi như vậy là phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia từ năm 1990. Mặt khác, việc nâng độ tuổi thì đối tượng được hưởng lợi chính là trẻ em do các chính sách ưu đãi dành cho người chưa thành niên trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội. Quan điểm này phù hợp với xu thế hiện nay của thế giới, không chỉ là tăng độ tuổi của trẻ em phải chịu trách nhiệm hình sự mà còn là giảm hình sự hóa các hành vi của trẻ em. Là một trong những người ủng hộ quan điểm này, chuyên gia xã hội học PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho rằng, đề xuất tăng tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi là phù hợp với công ước quốc tế, giúp đối tượng được hưởng sự chăm sóc của xã hội rộng hơn trên cơ sở pháp luật.
Đề xuất nâng cao tuổi trẻ em |
“Ngày nay các em ăn uống tốt nên thể chất tốt hơn, lớn nhanh hơn nhưng về phương diện thần kinh, tâm lý vẫn là trẻ em. Trong khi đó, với quy định hiện nay, khắc phục triệt để tình trạng “bơ vơ” của các em ở độ tuổi từ trên 16 đến dưới 18 không có ai phụ trách, không được làm trẻ em mà quyền người lớn cũng chưa được hưởng. Theo đó, đề xuất tăng độ tuổi trẻ em lên dưới 18 là cần thiết”, ông Bình phân tích.
Còn theo bác sỹ Nguyễn Hiền, chuyên khoa Sản (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội): “Quy định này khá hợp lý, bởi trong lứa tuổi từ 16 - 18, các em chưa phát triển đầy đủ về sức khỏe và nhận thức, chưa đủ các điều kiện cần thiết để trở thành người lớn. Các em cũng có những chuyển đổi mạnh về tâm, sinh lý, nên cần được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt từ gia đình, xã hội. Việc kéo dài độ tuổi trẻ em sẽ là một cơ sở quan trọng để các em được hưởng sự chăm sóc, giáo dục, được kéo dài “giai đoạn chuẩn bị” trước khi bước vào cuộc sống độc lập, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội…”.
Trong khi đó, nhiều người lại bày tỏ quan điểm không ủng hộ việc tăng độ tuổi như dự thảo luật do những năm gần đây, mức sống được nâng lên, nên nhiều trẻ mới 13 - 14 tuổi nhưng đã có vóc dáng to cao, sinh lý cũng trưởng thành rất nhanh. Theo ý kiến của cô giáo Nguyễn Thị An (trường THPT Nguyễn Trãi – Hà Nội) thì nên giữ quy định độ tuổi trẻ em là 16, đang được áp dụng trong Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em bởi: “17 tuổi là trẻ em thì hơi vô lý, vì các em lớn quá rồi, mặc dù một số em do được nuông chiều và chăm sóc quá kỹ thì vẫn còn tồn tại một vài tính cách trẻ con…”.
Em Nguyễn Anh Minh (học sinh trường THPT Yên Hòa – Hà Nội) bày tỏ: “Em thấy việc nâng tuổi trẻ em là không cần thiết, bởi điều đó phần nào hạn chế quyền được lên tiếng của chúng em vì các bậc phụ huynh luôn quan niệm là trẻ con thì tiếng nói không có trọng lượng. Trong khi đó ở tuổi này, hầu hết chúng em đều đã dậy thì và được quyết định cho bản thân. Ví dụ như việc chọn nghề cho mình là những suy nghĩ nghiêm túc và chúng em cần được người lớn nhìn nhận và tôn trọng những quyết định này…”.
Nhiều chuyên gia giáo dục cũng đồng tình với quy định độ tuổi hiện hành trong Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em khi cho rằng, ở tuổi 18, các em sinh ra và lớn lên ở ở khu vực nông thôn thường xuyên phải lao động kiếm sống, đi nghĩa vụ quân sự hay tham gia vào đội thể dục thể thao của người lớn. Hơn nữa, trước khi có Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và ngay cả hiện nay, nhiều nhà làm giáo dục đề nghị hệ thống giáo dục phổ thông từ 12 năm rút xuống 11 hoặc 10 năm, để học sinh tốt nghiệp THPT ra trường sớm có thể đi làm ngay. Với cách làm này, sẽ đóng góp một nguồn nhân lực không nhỏ cho xã hội và nhà nước tiết kiệm được ngân sách của một năm học để đầu tư thêm cho giáo dục.
Cần đồng bộ các văn bản pháp luật
Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) Vũ Thị Kim Hoa cho biết: “Hiện nay, có 54 nước quy định tuổi trẻ em là dưới 18. Chỉ có 6 nước quy định giống Việt Nam độ tuổi trẻ em là dưới 16. Vì thế, quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi đảm bảo sự hài hòa với luật pháp quốc tế, phù hợp với xu thế chung của đại đa số các nước trên thế giới.” |
Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất tăng tuổi trẻ em thì xung quanh đề xuất này tồn tại sự “vênh” nhau giữa các văn bản pháp luật. Bác Phạm Hải Hòa (Trung Kính – Hà Nội) bày tỏ sự lo ngại khi cho rằng, để xuất này nếu được áp dụng sẽ tạo kẽ hở gia tăng các tội phạm. Vì thế, nếu xếp những đối tượng này là trẻ em, chắc chắn mức xử phạt vi phạm hành chính sẽ nhẹ hơn và không phải là giải pháp hữu hiệu để điều chỉnh thực tế. “Nếu việc tăng tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi được chấp nhận thì Bộ luật Hình sự cũng phải sửa đổi một số điều liên quan đến trẻ em phạm tội cũng như tội phạm liên quan đến trẻ em. Thậm chí nó thể hiện sự mâu thuẫn với đề xuất trước đây về việc hạ độ tuổi kết hôn xuống dưới 18 tuổi…”.
Trao đổi với PV, luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty Luật Hà Nội Tinh Hoa, cho rằng, việc trẻ em phạm tội phải nhìn nhận từ nguyên nhân gây ra hành vi chứ không nên áp dụng cứng nhắc hình phạt theo quy định độ tuổi. Trẻ em phạm tội thường có căn nguyên do gia đình giáo dục chưa tốt. Vì thế để hạn chế nguy cơ này, cần tăng cường hơn nữa vai trò của gia đình , nhà trường…trong việc giáo dục trẻ từ nhỏ. Không phải cứ quy định tuổi tội phạm thấp, tăng hình phạt thì giảm được tội phạm trẻ em…”.
Luật sư Lực cũng thừa nhận, hiện đang có sự vênh nhau giữa các văn bản pháp luật trong việc quy định về độ tuổi, dẫn đến việc hiểu khái niệm trẻ em thiếu đồng bộ. Ví dụ, tại Bộ luật Dân sự quy định, người thành niên là đủ 18 tuổi trở lên, còn Luật Thanh niên quy định thanh niên là người từ đủ 16 - 30 tuổi. Còn Bộ luật Lao động lại quy định người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Trong khi đó nếu đề xuất được phê duyệt thì khung tuổi này vẫn là trẻ em… “Nếu thay đổi độ tuổi sẽ dẫn đến phải điều chỉnh nhiều văn bản pháp luật và văn bản dưới luật khác… để bảo đảm tính thống nhất độ tuổi của trẻ em là dưới 18 tuổi”, luật sư Lực cho biết.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Đô thị 23/12/2024 06:08
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48