Đề xuất tích hợp các loại giấy phép môi trường

Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và các luật có liên quan đến bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng cần sửa đổi, bổ sung quy định về giấy phép môi trường theo hướng sử dụng hệ thống giấy phép liên thông, tích hợp, thống nhất.
de xuat tich hop cac loai giay phep moi truong Bãi rác gây ô nhiễm trên Quốc lộ 1A
de xuat tich hop cac loai giay phep moi truong Lộ trình phối hợp giám sát lĩnh vực giáo dục và bảo vệ môi trường
de xuat tich hop cac loai giay phep moi truong An toàn môi trường là nguyên tắc số 1 trong kinh doanh
de xuat tich hop cac loai giay phep moi truong
Ảnh minh họa

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành, sau đánh giá tác động môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đang sử dụng các loại giấy phép, công cụ để quản lý môi trường đối với các dự án, cơ sở như: Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy phép xả thải vào nguồn nước; giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại; sổ chủ nguồn thải; phương án bảo vệ môi trường; kế hoạch quản lý môi trường.

Do vậy, thực tiễn công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở trong giai đoạn vận hành đang được thực hiện với sự chồng lấn giữa nhiều công cụ, trong đó, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chủ yếu tiến hành kiểm tra dựa trên báo cáo sau đánh giá tác động môi trường. Về mặt khoa học, báo cáo sau đánh giá tác động môi trường chỉ là một công cụ dự báo, phục vụ cho giai đoạn cấp phép cho dự án. Trên thực tiễn, trong giai đoạn vận hành, các vấn đề môi trường của cơ sở hoàn toàn có thể có khác biệt so với dự báo trong báo cáo sau đánh giá tác động môi trường, do đó việc kiểm tra và tiến hành các biện pháp cưỡng chế, xử phạt dựa trên báo cáo này là không hợp lý.

Tại Điều 67, 68, 70, Chương VII Luật Bảo vệ môi trường về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy định về việc lập và thực hiện phương án bảo vệ môi trường; Điều 16 Nghị định 18/2015/NĐ-CP cũng đã quy định về kế hoạch quản lý môi trường, nhưng còn chưa rõ ràng, cụ thể. Đây là các công cụ quản lý môi trường trong giai đoạn hoạt động của cơ sở. Tuy nhiên, các công cụ này chưa đủ mạnh về mặt pháp lý vì vẫn chủ yếu do các cơ sở tự lập, tự thực hiện. Việc phải có một công cụ quản lý thống nhất, có tính pháp lý cao, cụ thể là giấy phép môi trường, là hết sức cần thiết và phù hợp với thực tiễn thế giới trong quá trình hội nhập.

Về mặt cấp phép môi trường, theo kinh nghiệm quốc tế, hiện có 2 phương thức chính: 1- Giấy phép môi trường hợp nhất (như đang áp dụng tại các nước EU); 2-Nhiều giấy phép môi trường đơn lẻ, mỗi vấn đề môi trường có một giấy phép riêng (như đang áp dụng tại Hoa Kỳ, Australia, Trung Quốc, một số nhóm đối tượng đặc thù tại các nước EU…). Thực tiễn áp dụng trên thế giới cho thấy không có ưu thế rõ rệt giữa 2 phương thức nêu trên, việc áp dụng phương thức nào còn tùy thuộc vào hệ thống pháp luật và tình hình thực tế của từng nước, tuy nhiên, đều bảo đảm nguyên tắc không chồng chéo, một đối tượng cụ thể không bị áp dụng cả 2 phương thức cấp phép.

Ở Việt Nam hiện nay đã tồn tại một số loại giấy phép môi trường theo cả 2 phương thức cấp phép nêu trên. Luật Tài nguyên nước quy định về giấy phép xả thải vào nguồn nước (là hình thức giấy phép đơn lẻ), trong khi đó Luật Bảo vệ môi trường quy định về giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (là hình thức giấy phép hợp nhất).

Việc tồn tại cả 2 phương thức cấp phép dẫn đến sự chồng lấn, mâu thuẫn trong nội dung cấp phép, phát sinh thủ tục, gây phiền toái cho các doanh nghiệp. Cụ thể: Việc xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường tại Khoản 2 Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường đã bao gồm kiểm tra, xác nhận hiệu quả xử lý hệ thống xử lý nước thải. Trong khi đó, Điều 38 Luật Tài nguyên nước cũng quy định về việc lập hồ sơ xin phép xả thải vào nguồn nước của chủ dự án. Hai giấy phép này gần như cùng một nội dung mà doanh nghiệp phải xin 2 giấy phép, gây tốn kém, lãng phí.

Ngoài ra, còn khá nhiều thủ tục hành chính khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trùng lặp về mục tiêu, nội dung, thẩm quyền (thực chất là một thủ tục) nhưng đang được quy định trong một luật hay bởi các luật khác nhau và theo đó được thực hiện theo các thủ tục khác nhau, gây lãng phí thời gian, chi phí xã hội. Do vậy, vấn đề cải cách hành chính và hợp nhất, liên thông các thủ tục hành chính về môi trường là một trong những nội dung ưu tiên để thực hiện chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ.

Trên cơ sở đòi hỏi của thực tiễn về một công cụ quản lý môi trường thống nhất cũng như đẩy mạnh quá trình cải cách, giảm thủ tục hành chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bổ sung các Điều 103a, 103b, 103c Mục 6. Quy định về giấy phép môi trường vào Chương IX. Quản lý chất thải.

Theo đó, bổ sung các nội dung về: Vai trò, vị trí của giấy phép môi trường (là công cụ quản lý môi trường thống nhất đối với cơ sở khi đã đi vào giai đoạn hoạt động; là căn cứ để các cơ sở thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và để các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm - thay cho việc kiểm tra căn cứ vào báo cáo sau đánh giá tác động môi trường như hiện nay); nội dung của giấy phép môi trường (có thể quy định phù hợp với đặc thù đối với từng loại ngành, nghề khác, nhóm đối tượng có rủi ro môi trường khác nhau); lập, phê duyệt và thực hiện giấy phép môi trường. Các quy định này sẽ thay thế toàn bộ các nội dung về giấy phép, thủ tục về môi trường đối với cơ sở trong giai đoạn hoạt động đang được quy định tại nhiều Luật và văn bản hướng dẫn khác nhau.

Nội dung bổ sung được đề xuất tại khoản 10 Điều 1 dự thảo Luật.

Theo Tuệ Văn/baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều chiêu trò tinh vi. Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, hướng dẫn cách nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn, phương thức lừa đảo phổ biến, nhưng không ít người dân vẫn bị mắc lừa.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.

Tin khác

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD).
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng.
Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tăng cường các hoạt động kiểm soát hàng hóa, bình ổn thị trường; tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Khai mạc Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

Khai mạc Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân (HĐND) khóa X có ý rất nghĩa quan trọng nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, phát triển nguồn lực địa phương. Đặc biệt kỳ họp sẽ xem xét thông qua nghị quyết về quy hoạch tỉnh Đồng Nai.
Nhu cầu điện dự kiến tăng kỷ lục, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt đảm bảo cung ứng điện

Nhu cầu điện dự kiến tăng kỷ lục, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt đảm bảo cung ứng điện

(LĐTĐ) Năm 2024 vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện, nhu cầu tiêu thụ điện trong thời gian mùa khô (tháng 5 đến tháng 7) được dự báo tăng trưởng rất cao (lên đến 13%, cao hơn nhiều so với kế hoạch khoảng 9,6%), riêng miền Bắc dự kiến tăng kỷ lục 17% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động