Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Nên tính tới đặc thù nghề nghiệp
Dự kiến tăng tuổi nghỉ hưu: Không thể nâng đều cho mọi đối tượng | |
Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của phụ nữ lên 58, nam giới lên 62 | |
Tăng tuổi nghỉ hưu đối với người bị suy giảm khả năng lao động |
Trước đó, vào ngày 27.5.2016, tại hội thảo do Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc Hội tổ chức liên quan đến vấn đề tuổi nghỉ hưu và chế độ bảo hiểm xã hội, thừa ủy quyền của Chính phủ lãnh đạo Bộ LĐTB - XH báo cáo, Quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần. Năm 2007, tỷ trọng số chi so với số thu chỉ chiếm 57,2% thì sang năm 2008 con số này là 73,7%, năm 2010 là 76,3%; ước năm 2013 là 76,6%. Để tránh vỡ Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH), Chính phủ đề nghị từ năm 2016 trở đi, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam. Từ năm 2020 trở đi, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của các nhóm đối tượng còn lại cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng tuổi, cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam.
Và mới đây, các cơ quan chức năng lại tiếp tục đề nghị nâng tuổi nghỉ hưu để duy trì sự ổn định của Quỹ BHXH cũng như tận dụng sức lao động của cán bộ, công nhân viên chức, người lao động.
Tuy nhiên, đề xuất này nhận được sự không đồng tình của hầu hết các đối tượng hưởng lương. Với quan điểm bảo vệ quyền lợi người lao động (NLĐ) ông Đặng Như Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH cho rằng việc dự tính tăng tuổi nghỉ hưu chỉ nặng cân đối quỹ với tính lương hưu, còn chưa tính hết các hệ lụy khác. Nguy cơ mất cân đối quỹ hưu trí là có thật nhưng phân tích, đánh giá chưa đúng, thiếu căn nguyên, không rõ ràng, rành mạch dẫn đến đề xuất, xử lý vấn đề có tính đối phó, thiếu cơ bản. Cụ thể, tỷ lệ đóng bảo hiểm hưu trí năm 2012 - 2013 là 20%, từ 2014 là 22%. Như vậy, tổng các khoản BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc phải đóng ở Việt Nam lên đến 35% tiền lương NLĐ. Còn tỷ lệ đóng bảo hiểm hưu trí là không hề thấp so với nhiều nước trên thế giới, kể cả so với một số nước phát triển (Hàn Quốc đóng bảo hiểm hưu trí là 9% tiền lương thực nhận, Thái Lan 6% tiền lương).
Còn đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì cho rằng, khi tiếp xúc với công nhân lao động, hầu hết họ không đồng tình nâng tuổi hưu lên. Thậm chí, ngay Bộ luật Lao động 2012, có hiệu lực từ 1.5.2013 đã khẳng định tuổi nghỉ hưu của NLĐ là nam 60, nữ 55, vì thế nâng tuổi nghỉ hưu là không đúng với bản chất của luật.
Vẫn biết ở Nhật Bản, chuyện người cao tuổi vẫn làm việc trong nhà máy, xí nghiệp là chuyện bình thường. Tuy nhiên, với họ một phần do đặc thù dân số bị già hóa dẫn đến thiếu lao động, đã thế môi trường làm việc lại rất tốt do đó nâng tuổi nghỉ hưu là chuyện bình thường. Còn ta, với nhiều vấn đề như đã đề cập, thì việc nâng tuổi nghỉ hưu không nên đánh đồng. |
Cạnh đó, một số người còn cho rằng, nếu nâng tuổi nghỉ hưu mà không tính đến đặc thù nghề nghiệp; đặc biệt là bộ máy hưởng lương rất đông như hiện nay ngân sách nhà nước sẽ khó có thể đảm bảo, vì thế quỹ BHXH còn có nguy cơ hơn nhiều. Đơn cử, hiện không ít công chức đang hưởng lương, hưởng hệ số phù cấp quá cao, trong khi đặc thù công việc thì nhàn hạ. Những nhóm đối tượng này, chắc chắn không muốn về hưu sớm, luôn ủng hộ nâng tuổi nghỉ hưu để được hưởng các ưu ái. Tuy nhiên, vì năng suất lao động thấp, công việc nhàn hạ nếu nâng tuổi nghỉ hưu cho các đối tượng này không chỉ lãng phí ngân sách mà còn góp phần giảm hiệu quả năng suất lao động. Đã thế, góp phần làm cho một bộ phận sinh viên sau khi tốt nghiệp khó tìm được chỗ đứng trong các cơ quan của hệ thống chính trị, công quyền.
Còn đối với công nhân lao động trực tiếp như làm tại các đơn vị khai thác mỏ, dệt may, da giày, thuốc lá, hóa chất, bệnh viện… nếu nâng tuổi nghỉ hưu thì sẽ không đảm bảo sức khỏe. Vì các nhóm đối tượng này lao động trong môi trường khá độc hại và làm việc vất vả.
Thế nên, theo các chuyên gia việc nâng tuổi nghỉ hưu không nên thực hiện cào bằng, mà nên áp dụng cho những ngành nghề, vị trí đặc thù. Ví dụ, ngành Y có những GS- TS, bác sĩ chuyên khoa rất giỏi (phải mất cả chục năm, thậm chí vài chục năm mới đào tạo được) thì nên tăng tuổi nghỉ hưu để họ cống hiến cho khoa học và nhân dân. Hay các chuyên gia đầu ngành về mọi lĩnh vực (quản lý Nhà nước, nghiên cứu khoa học….) thì nên tăng tuổi nghỉ hưu, còn với lao động chân tay, công chức, viên chức, cán bộ quản lý thì phải thực hiện nghỉ hưu theo đúng luật.
H.P- Hạnh Quỳnh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49
Thúc đẩy hợp tác, phát triển nông nghiệp giữa Hải Phòng và Cuba
Tin mới 30/10/2024 09:23
Tăng cường phân cấp, ủy quyền để địa phương "đủ thẩm quyền" triển khai các dự án
Tin mới 29/10/2024 21:55