Đề xuất một số hình thức dạy và học Văn trong nhà trường

Tổ chức thuyết trình theo nhóm, theo chương trình phỏng vấn chuyên gia hoặc giờ học tranh luận là 3 mô hình dạy và học môn Văn được ThS. Hồ Tấn Nguyên Minh chia sẻ với VnExpress.
Nhà trường không chỉ dạy học, mà còn cần dạy sống
Lối dạy văn triệt tiêu cảm xúc

Giáo dục nhiều năm trở lại đây chỉ ra một thực tế đáng buồn là đa số học sinh tỏ ra không hứng thú với những giờ học văn trong nhà trường. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Nỗi ám ảnh từ con đường quá hẹp cho sự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, sự bất cập của chương trình và sách giáo khoa, sự nặng nề và cứng nhắc trong thi cử…

Nhưng còn một nguyên nhân nữa cũng khá quan trọng là phần lớn giờ dạy văn trong nhà trường chưa thực sự tạo được sức cuốn hút, thậm chí nhàm chán và đơn điệu đối với học sinh. Yêu cầu bức thiết đặt ra là mỗi người thầy tùy theo điều kiện và khả năng thực tế phải tích cực đổi mới hình thức tổ chức sao cho giờ dạy của mình trở nên sinh động, tích cực và tạo được sự hào hứng cho học sinh. Phải đưa giờ ngữ văn từ chỗ tuân thủ theo những quy trình cứng nhắc, răm rắp theo một công thức định sẵn trở thành môi trường mở để thầy và trò tự do trao đổi và sáng tạo, từ đó khơi gợi niềm đam mê học văn cho các em.

Trong bài viết này, theo quan điểm cá nhân, tôi mạn phép đề xuất một số hình thức tổ chức dạy học văn trong nhà trường mong mạn đàm với bạn đọc gần xa.

Tổ chức thuyết trình theo nhóm

Giáo viên tổ chức lớp thành những nhóm học tập, giao cho mỗi nhóm một hoặc một số vấn đề (thuộc kiến thức trọng tâm của bài học), yêu cầu mỗi nhóm tổ chức bàn bạc, thảo luận ở nhà sau đó thống nhất viết thành bài thuyết trình chung cho cả nhóm. Giờ học trên lớp, mỗi nhóm cử một đại diện trình bày bài thuyết trình trước lớp. Thầy tổ chức cho lớp thảo luận, tranh luận xung quanh vấn đề được trình bày và chốt lại những kiến thức cơ bản nhất.

Đề xuất một số hình thức dạy và học Văn trong nhà trường
Hình thức tổ chức thuyết trình theo nhóm đem lại cho học sinh một cách tiếp cận kiến thức mới lạ và đầy hứng thú

Hình thức tổ chức thuyết trình theo nhóm đem lại cho học sinh một cách tiếp cận kiến thức mới lạ và đầy hứng thú. Thông qua thảo luận, các em sẽ được tiếp nhận thông tin đa chiều, mở mang nhiều tri thức mới từ trí tuệ tập thể, điều mà các em không thể có được nếu làm việc một mình. Hơn nữa, thông qua trình bày, thảo luận phương pháp này sẽ rèn luyện cho học sinh những kỹ năng rất cần thiết cho cuộc sống hiện đại như: kỹ năng trình bày một vấn đề, nói trước đám đông, giao tiếp...

Tổ chức giờ học theo mô hình “Chương trình phỏng vấn chuyên gia”

Giáo viên sẽ giao vấn đề (thuộc kiến thức trọng tâm của bài học), yêu cầu học sinh chuẩn bị kỹ lưỡng ở nhà. Giờ học trên lớp, thầy tổ chức thành một diễn đàn đối thoại, cử ra một học sinh làm phóng viên, một học sinh khác làm chuyên gia (hoặc thầy giáo làm chuyên gia) để phóng viên phỏng vấn chuyên gia về những vấn đề xoay quanh bài học. Những học sinh khác tham gia với tư cách là người đối thoại với chuyên gia. Theo đó, giờ học sẽ trở thành một môi trường để thầy và trò tham gia thảo luận về bài học.

Mô hình dạy học này có ý nghĩa rất lớn trong việc mở ra một môi trường học tập thật sự cởi mở để học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách hết sức thoải mái, chủ động và tích cực. Khoảng cách trong quan hệ thầy – trò thông qua cách học này cũng sẽ được rút ngắn, trở nên vô cùng gần gũi, thân thiết. Sẽ không còn tồn tại quan hệ một chiều theo kiểu thầy độc quyền thuyết giảng, trò răm rắp nghe theo mà sẽ mở ra một quan hệ mới: quan hệ đối thoại. Trong quan hệ ấy, không chỉ trò học thầy mà thầy cũng phải học trò.

Tổ chức giờ học tranh luận

Đối với một số tiết, đặc biệt là những tiết dạy kỹ năng làm văn, giáo viên có thể áp dụng hình thức tổ chức này. Thầy đưa ra những đề văn mở có thể tạo ra những hướng lựa chọn khác nhau như “Chợ quê hay siêu thị”, “Thành phố hay nông thôn”, “Nữ sinh nên mặc áo dài truyền thống hay trang phục hiện đại đến trường”, “Giả sử bạn tham gia vào cuộc tranh luận giữa nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh, bạn sẽ ủng hộ bên nào? Lý do tại sao?”… Lớp học được chia thành hai nhóm, mỗi nhóm theo một hướng lựa chọn và tranh luận với nhóm kia để bảo vệ quan điểm của mình.

Việc tổ chức tranh luận tạo nên sự hứng thú rất lớn cho học sinh. Thông qua tranh luận trong những giờ học như thế này, học sinh được thể hiện quan điểm của riêng mình, được trình bày những suy nghĩ thực của mình đồng thời đưa ra lập luận để bảo vệ quan điểm ấy mà không chịu ràng buộc, phụ thuộc vào bất cứ một khuôn mẫu, một mô hình nào được áp đặt sẵn.

Theo đó, những giờ học được tổ chức theo kiểu tranh luận sẽ rất tích cực, sôi nổi; phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong tư duy học sinh, đồng thời góp phần định hướng, rèn luyện cho học sinh những khả năng quan trọng: khả năng lập luận, tranh biện, bảo vệ chính kiến… Tổ chức được những giờ học như vậy, người thầy giáo sẽ thực hiện được cái điều đã trở thành trăn trở bấy lâu nay của các nhà giáo dục - lấy học sinh làm trung tâm.

VnExpress

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

(LĐTĐ) Một trong những quyền lợi của lao động thất nghiệp là đào tạo, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà với việc học nghề, tính kế lâu dài.
Thi nâng ngạch công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thi nâng ngạch công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 6/2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức kỳ thi nâng nâng ngạch công chức năm 2023 tại Học viện Cán bộ TP.HCM (quận Bình Thạnh).
Hà Nội: Lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp tham gia học nghề thấp

Hà Nội: Lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp tham gia học nghề thấp

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, số lao động nộp hồ sơ và có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng từng năm nhưng số người hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) về hỗ trợ đào tạo nghề lại đang có xu hướng giảm.
Khai mạc Tuần Nghề nghiệp và Việc làm - NEU Career Week 2024

Khai mạc Tuần Nghề nghiệp và Việc làm - NEU Career Week 2024

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức khai mạc Tuần Nghề nghiệp và Việc làm - NEU Career Week 2024 với chủ đề “Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa”.
Phát huy nguồn vốn chính sách để phát triển sản phẩm làng nghề

Phát huy nguồn vốn chính sách để phát triển sản phẩm làng nghề

(LĐTĐ) Trong những năm qua, huyện Thanh Trì luôn chú trọng phát huy nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đồng hành và giúp nông dân xã Hữu Hòa duy trì, phát triển sản phẩm miến dong, bánh đa của làng nghề.
Khởi động đào tạo nhân lực chất lượng cao

Khởi động đào tạo nhân lực chất lượng cao

(LĐTĐ) Cùng với cuộc đua vào đại học, thời gian này, tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Hà Nội, mùa tuyển sinh cũng bắt đầu được khởi động. Nhằm thu hút người học và bắt kịp nhu cầu mới của thị trường lao động, hầu hết các cơ sở dạy nghề đều tăng nhu cầu tuyển sinh ở những ngành “hot”, mở thêm các mã ngành nghề mới, nhất là ở những nhóm ngành mà thị trường lao động đang “khát” nhân lực.
Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trước thực trạng công dân Việt Nam, nhất là đối với thanh, thiếu niên bị lừa đi ra nước ngoài làm việc, bị cưỡng bức lao động, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến để thanh, thiếu niên hiểu rằng không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài.
Tăng cơ hội kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường lao động

Tăng cơ hội kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường lao động

(LĐTĐ) Tham gia Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Nam Từ Liêm 2024, người lao động có cơ hội ứng tuyển vào 1.620 chỉ tiêu việc làm đa dạng các vị trí, ngành nghề, với mức lương hấp dẫn của 30 đơn vị, doanh nghiệp.
Hơn 5.200 vị trí việc làm cho khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hơn 5.200 vị trí việc làm cho khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ngày 15/3, Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp phối hợp cùng Khoa Tài chính - Thương mại, Khoa Quản trị - Kinh doanh và Khoa Marketing - Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) tổ chức Ngày hội tuyển dụng khối ngành kinh tế năm 2024.
Gần 42.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố

Gần 42.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Tham gia Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố diễn ra ngày 14/3 có 154 đơn vị, doanh nghiệp, với nhu cầu tuyển dụng gần 42.000 lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động