Đề xuất chính sách hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp: Tin vui với người lao động
Nan giải xác định bệnh nghề nghiệp | |
Bệnh nghề nghiệp, không thể đùa! |
Theo dự thảo, mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp tối đa bằng 10 lần mức lương cơ sở/người. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo biểu giá điều trị bệnh nghề nghiệp thực tế của từng bệnh, bằng 50% phần kinh phí thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động (SDLĐ) sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả. Đối với kinh phí điều trị bệnh nghề nghiệp có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ trên, thì phần vượt quá mức hỗ trợ do người SDLĐ chi trả.
Người SDLĐ có nhu cầu hỗ trợ điều trị bệnh nghề nghiệp cho NLĐ nộp hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí điều trị bệnh nghề nghiệp cho NLĐ theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp (trường hợp không điều trị nội trú tại cơ sở điều trị thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp); Các chứng từ chứng minh chi phí điều trị bệnh nghề nghiệp. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người SDLĐ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hỗ trợ kinh phí điều trị bệnh nghề nghiệp. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người SDLĐ. Người SDLĐ được hỗ trợ kinh phí điều trị bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 1, Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau: NLĐ được đề nghị hỗ trợ kinh phí để điều trị bệnh nghề nghiệp phải được người SDLĐ đóng bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp từ khi có hợp đồng lao động với NLĐ; NLĐ được xác định bị bệnh nghề nghiệp bởi cơ sở y tế đủ điều kiện…
Người lao động sẽ được hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp. Ảnh minh họa |
Những thông tin về chính sách hỗ trợ bệnh nghề nghiệp cho NLĐ được dư luận đồng tình ủng hộ, đặc biệt là phía NLĐ cũng như người SDLĐ. Anh Đào Quang Kiên (công nhân tại một công ty chuyên sản xuất quạt điện) chia sẻ: “Tôi rất vui khi nhận được thông tin liên quan đến những chính sách hỗ trợ với NLĐ. Với những người làm trong môi trường độc hại, nguy hiểm, thì việc hỗ trợ bệnh nghề nghiệp là một khích lệ lớn với họ để họ thêm gắn bó với nghề. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự phát triển ngày càng đi lên của khối doanh nghiệp sản xuất”. Còn anh Khuất Duy Hoàng (thợ điện nước của một doanh nghiệp tư nhân) cho biết: Điều quan trọng nhất với chúng tôi không phải là việc sẽ được hưởng nhiều tiền hay ít tiền nếu chính sách hỗ trợ bệnh nghề nghiệp được thực thi, mà chính là niềm vui, sự khích lệ khi nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với NLĐ”…
Khoản 1, Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động nêu rõ: Hằng năm, Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. |
Nhìn nhận dưới góc độ của người quản lý doanh nghiệp, bà Liên Hương (lãnh đạo một DN sản xuất gạch) cho biết: “Bệnh nghề nghiệp trước đây chỉ xuất phát từ lao động chân tay, do ảnh hưởng độc hại từ các ngành nghề liên quan tại các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ... đến sức khỏe, gây nên các bệnh về phổi, tai-mũi-họng, tim mạch, xương khớp... Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển, nhiều công việc chủ yếu thực hiện trên hệ thống internet tưởng chừng rất nhàn hạ, nhưng thực chất lại gây nên những căn bệnh bất ngờ mà người ta vẫn thường gọi là “bệnh nghề nghiệp của dân văn phòng”. Vì vậy, đề xuất mới về chính sách hỗ trợ bệnh nghề nghiệp được cả công nhân lẫn giới trí thức đồng tình. Với chúng tôi, công việc đặc thù là sản xuất, công việc cũng có bộ phận nặng nhọc, độc hại, nên để NLĐ gắn bó với doanh nghiệp, thì chính sách hỗ trợ bệnh nghệ nghiệp rất cần thiết. Doanh nghiệp cũng sẽ phát triển vững vàng hơn khi NLĐ chấp nhận gắn bó lâu dài”.
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành VHTTDL phải tăng tốc, bứt phá trong năm 2025
Tin mới 18/12/2024 16:52