Bệnh nghề nghiệp, không thể đùa!
Thực tế thời gian qua bệnh nghề nghiệp đã trở thành nỗi lo của người lao động; đặc biệt với những người đang làm việc trong những môi trường thiếu an toàn.
Thời gian qua, số vụ tai nạn lao động, số vụ cháy nổ liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn cả nước, gây nhiều lo lắng và bức xúc đối với dư luận và người dân. Đặc biệt, tình trạng mắc các bệnh nghề nghiệp đang ngày càng gia tăng. Theo thông tin từ Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế), đến hết năm 2013, có gần 28.000 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp. Trong số này, bệnh bụi phổi là phổ biến, chiếm tới 74% , tiếp đó là điếc do tiếng ồn chiếm 17%. Một thông tin đáng lo ngại khác mà Tổ chức Lao động quốc tế đưa ra là, trong số hơn 2,3 triệu người chết mỗi năm liên quan tới lao động thì có tới hơn 2 triệu người chết có nguyên nhân từ bệnh nghề nghiệp. Con số này tương đương với khoảng 5.500 người chết/ngày. Tổ chức Lao động quốc tế cũng đã ban hành danh mục 54 nhóm bệnh nghề nghiệp. Ở Pháp có 88 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, Trung Quốc có 102, nhưng ở Việt Nam mới chỉ có 28 bệnh nghề nghiệp được Bộ Y tế công nhận. Điều này có nghĩa là danh mục bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam còn phải bổ sung nhiều. Hay nói một cách khác, sức khỏe của rất nhiều công nhân ở Việt Nam còn chưa được quan tâm đúng mức.
Điều mà nhiều chuyên gia và người lao động lo lắng là môi trường lao động đang bị lãng quên. Vẫn còn một lượng lớn doanh nghiệp không thực hiện việc đo môi trường lao động. Theo quy định, các doanh nghiệp phải tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân 6 tháng/lần. Tuy nhiên, số lượng DN thực hiện việc này rất thấp, mà chủ yếu là do người lao động “tự bơi”. Hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 4% người lao động được khám bệnh. Do điều kiện làm việc chưa được bảo đảm, sự quan tâm không đúng mức của các chủ doanh nghiệp là những nguyên nhân chính dẫn đến số bệnh nghề nghiệp liên tục gia tăng. Có một thực tế đang tồn tại là vì để có công ăn việc làm, nhiều người lao động đành chấp nhận làm việc trong những điều kiện không bảo đảm, không được khám sức khỏe định kỳ. Khoa học ngày càng tiến bộ và để thực hiện tốt, hiệu quả chủ đề của tuần lễ quốc gia nêu trên, chúng ta không thể chấp nhận cảnh người lao động phải đánh đổi sức khỏe để kiếm sống, bởi bệnh nghề nghiệp đã và đang tạo ra gánh nặng rất lớn cho xã hội.
Giảm thiểu bệnh nghề nghiệp là công việc không đơn giản và không thể thực hiện một sớm một chiều, nhưng cải thiện tình trạng này là điều hoàn toàn có thể làm được.
P.V
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động
Gương sáng 28/10/2024 06:05