Đề nghị tăng lương tối thiểu vùng thấp nhất là 14,4%
Công văn nêu rõ: Vừa qua, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã họp, bỏ phiếu thông qua phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2016 là 12,4%. Tuy nhiên Tổng LĐLĐ Việt Nam chưa đồng tình với mức điều chỉnh trên vì các lý do sau:
- Thứ nhất, tình hình kinh tế 9 tháng đầu năm 2015 đã khởi sắc, các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đã có sự tăng trưởng cao, GDP đạt 6,5%. Dự báo kinh tế xã hội 2016 có nhiều triển vọng và thuận lợi hơn năm 2015, mức tăng trưởng GDP dự báo đạt 6,8%. Kinh tế tăng trưởng và phát triển cao hơn, nhưng tiền lương tối thiểu điều chỉnh tăng thấp hơn là hoàn toàn không hợp lý và người lao động khó có thể chấp nhận. Năm 2013, 2014 kinh tế nước ta rất khó khăn, tăng trưởng GDP là 5,4 và 6% nhưng Chính phủ vẫn điểu chỉnh lương tối thiểu tăng tương ứng là 17,3% và 15,2%. Năm 2016 kinh tế được dự báo là có nhiều triển vọng, tăng trưởng cao hơn năm 2015 và các năm trước đó, vì vậy tiền lương tối thiểu năm 2016 cần phải điều chỉnh tăng cao hơn năm 2015, hoặc ít nhất cũng phải bằng năm 2015.
- Thứ hai, Điều 91 Bộ Luật Lao động quy định “Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”. Mặt khác, tại cuộc làm việc giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐ-TB-XH) với Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, Bộ LĐ-TB-XH đã cam kết với ILO về việc thực hiện đầy đủ Điều 91 Bộ Luật Lao động vào năm 2017. Do đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị điều chỉnh tiền lương tối thiểu năm 2016 lên 14,4% để thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ Luật Lao động và thực hiện lộ trình đến 2017 tiền lương tối thiểu đáp ứng được mức sống tối thiểu và cũng là bước chuẩn bị cho việc thực hiện Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội vào năm 2018.
![]() |
Đời sống CNLĐ còn vô cùng khó khăn |
- Thứ ba,đời sống CNLĐ còn nhiều khó khăn.Theo điều tra của Tổng LĐLĐ Việt Nam, có 19,9% NLĐ cho biết tiền lương hiện nay không đủ sống; 72% NLĐ cho biết phải chi tiêu tằn tiện và rất tiết kiệm mới đủ trang trải cho cuộc sống; chỉ có 8 % NLĐ có có tích lũy. Điều này lý giải tại sao có 62% số lao động Việt Nam phải làm thêm giờ để có thêm thu nhập, trang trải cho cuộc sống, và như vậy NLĐ sẽ không có thời gian để tham gia các hoạt động văn hóa, học hành, nâng cao trình độ theo tinh thần Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
- Thứ tư, về khả năng chi trả của doanh nghiệp. Hiện nay trong thực tế doanh nghiệp đã chi trả cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng từ 20%-40%. Qua báo cáo của các cơ quan thuế cho biết, chi phí tiền lương hợp lý để xác định tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì tiền lương thực chi cho người lao động đã cao hơn 1,5 lần tiền lương tối thiểu.
![]() |
Nhiều công nhân phải làm thêm để trang trải cuộc sống |
Có ý kiến cho rằng, do năng suất lao động của nước ta còn thấp, nên mức điều chỉnh tăng lương tối thiểu cũng phải thấp tương ứng. Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng ý kiến như trên là chưa đầy đủ, vì năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng là trình độ công nghệ và quản trị doanh nghiệp. Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp không đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị; sử dụng công nghệ lạc hậu; quản trị doanh nghiệp không hiệu quả, bộ máy nhân sự cồng kềnh dẫn đến năng suất lao động chưa cao. Yếu tố lao động cũng có vai trò quan trọng để nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên một khi tiền lương tối thiểu chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu thì rất khó có thể yêu cầu người lao động làm việc với năng xuất cao và chất lượng tốt.
Thời điểm điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng đúng vào dịp tổ chức Đại Hội Thi đua toàn Quốc lần thứ IX và chuẩn bị khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII vì vậy Tổng LĐLĐ Việt Nam kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh tiền lương tối thiểu 2016 thấp nhất là 14,4% tương đương mức tăng năm 2015 để động viên CNVC-LĐ thi đua lao động sản xuất với năng suất cao, chất lượng tốt, đồng hành cùng doanh nghiệp phấn đấu vượt tiến độ, về trước kế hoạch, lập thành tích chào mừng Đại Hội Thi đua yêu nước toàn quốc và Đại Hội XII của Đảng.
Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu phù hợp cũng chính là yếu tố quan trọng để tránh những bức xúc trong công nhân lao động làm cho quan hệ lao động trong các doanh nghiệp trở lên phức tạp trong thời điểm diễn ra Đại Hội thi đua yêu nước và Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Sẵn sàng cho Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X năm 2025

Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chi trả lương hưu, chế độ BHXH qua tài khoản

Amway triển khai đào tạo cho 30.000 nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng dinh dưỡng

LĐLĐ huyện Hoài Đức quan tâm phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục trong đoàn viên, người lao động

Nhận định U17 Việt Nam vs U17 UAE (22h00 ngày 10/4): Trận quyết định tranh vé dự World Cup
Tin khác

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính
Đời sống 10/04/2025 12:25

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế
Đời sống 09/04/2025 15:40

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai
Đời sống 04/04/2025 16:41

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai
Đời sống 31/03/2025 21:13

Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?
Đời sống 28/03/2025 06:41

Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ
Đời sống 23/03/2025 16:54

Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc
Đời sống 15/03/2025 12:27

Đến 30/6/2025 tỉnh Hoà Bình phấn đấu xoá xong 3.194 nhà tạm, nhà dột nát
Đời sống 08/03/2025 22:14

Số vụ tai nạn lao động vẫn tăng
Đời sống 01/03/2025 16:55

Chỉ huy Công an Hà Nội còn hơn 12 năm công tác xin nghỉ trước tuổi
Đời sống 27/02/2025 15:58