Để du lịch trở thành “kinh tế mũi nhọn”: Cần có quy hoạch tổng thể và thống nhất
Để Du lịch Thủ đô phát triển xứng tầm |
Ngành du lịch đang “tay không bắt giặc”? Với sự tăng trưởng liên tục và ổn định trong những thập kỷ gần đây, du lịch đã khẳng định là một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên thế giới, góp phần vào sự thịnh vượng của các quốc gia.
Theo Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam năm 2017, ngành du lịch đã đóng góp 7,9% GDP. Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới cũng cho biết: Du lịch Việt Nam trực tiếp tạo ra gần 2,5 triệu việc làm, chiếm 4,6% tổng việc làm cả nước; giá trị xuất khẩu theo lượng khách đạt 8,837 tỷ USD, chiếm 4% tổng giá trị xuất khẩu cả nước.
Phố đi bộ quanh Hồ Gươm. |
Có đóng góp lớn, quan trọng cho nền kinh tế đất nước nhưng ngành du lịch lại chưa có những cơ chế, chính sách ưu tiên để tạo điều kiện thuận lợi nhất thúc đẩy du lịch phát triển đúng với vị trí, vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, bởi vẫn còn nhiều rào cản, khó khăn và hạn chế dẫn đến hiệu quả từ ngành du lịch chưa cao, còn bỏ phí tiềm năng, nguy cơ tiềm ẩn vẫn tồn tại, đặc biệt chưa tạo được khả năng cạnh tranh mạnh trong khu vực và quốc tế.
GS.TSKH Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương cho rằng, Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên du lịch hàng đầu khu vực châu Á, đặc biệt là có vùng biển đảo cực kỳ phong phú với 9.000 hòn đảo; nhiều vịnh biển, bãi biển đẹp nhất thế giới trải dài khắp đất nước… nhưng lại chưa khai thác và tận dụng được thế mạnh này. “Du lịch của chúng ta chỉ mới đóng góp được khoảng 7,9 % vào GDP thì chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, chúng ta có thể đóng góp nhiều hơn thế, gấp 2, 3 lần như vậy", GS Võ Đại Lược phân tích. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, đất nước ta có nhiều tài nguyên du lịch nhưng đầu tư cho du lịch chưa tương xứng? Chỉ đang khai thác vốn tự có, bóc ngắn cắn dài, thiếu nhân lực, cơ chế, kinh phí.
Như vậy chẳng khác nào “tay không bắt giặc”. Các chuyên gia đồng nhất quan điểm rằng, có tài nguyên rồi nhưng cần phải có thể chế, cơ chế tốt thì mới mong có sự bứt phá, xoay chuyển được. Đã đến lúc phải thay đổi tư duy làm du lịch Về việc để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, GS. Võ Đại Lược phân tích và đưa ra nhiều phương hướng giải quyết.
Theo đó, thứ nhất là cần phải có một quy hoạch tổng thế và thống nhất, có thể tính đến phương án thuê một nhà đầu tư lớn của nước ngoài quy hoạch lại toàn bộ thị trường du lịch. Đằng sau tập đoàn quy hoạch hàng đầu thế giới ấy sẽ là các nhà đầu tư, là khách du lịch quốc tế đầy tiềm năng cho thị trường Việt Nam. Du lịch Việt Nam muốn phát triển được cũng rất cần phải thu hút FDI đầu tư vào.
Thứ hai là các chính sách về phát triển du lịch cần phải “mở cửa” như hàng không, miễn visa cho khách du lịch như một số nước trên thế giới. Thứ ba là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. “Muốn du lịch trở thành ngành mũi nhọn, chiếm vài trăm % trong GDP thì cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho du lịch.
Đây là yêu cầu bức thiết và cần phải làm ngay", GS. Võ Đại Lược nhấn mạnh. Cùng đóng góp các giải pháp phát triển du lịch, GS.TS Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, quan trọng là các Bộ, ngành, địa phương phải làm tốt những gì Đảng và Chính phủ đã đưa ra chứ không nhất thiết phải xiết chặt quản lý du lịch. “Sao việc mở visa cứ phải lọ mọ như hiện nay? Nếu khách quốc tế vào mà không quản lý được thì phải xem lại năng lực và phương thức của mình chứ không nên hạn chế. Sao lại phải hạn chế?”, GS.TS Lưu Bích Hồ đặt câu hỏi.
GS.TS Lưu Bích Hồ cũng cho rằng, với tiềm năng, lợi thế và tốc độ phát triển như hiện nay, du lịch Việt Nam hoàn toàn có thể đạt đến trình độ và đẳng cấp hàng đầu khu vực trong khoảng một thập niên tới.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Du lịch 19/12/2024 09:00
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội
Du lịch 06/12/2024 06:37
Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025
Infographic 04/12/2024 06:11
11 tháng năm 2024 Hà Nội đón gần 5,8 triệu lượt khách du lịch
Infographic 03/12/2024 16:16
Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng
Du lịch 02/12/2024 13:00
"Đêm Trúc Bạch" - Dấu ấn mới trong phát triển du lịch đêm Thủ đô
Du lịch 29/11/2024 22:38
Ngành du lịch TP.HCM đạt doanh thu 190.000 tỷ đồng
Du lịch 29/11/2024 10:28
Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp
Du lịch 26/11/2024 18:15
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37