Để du lịch cộng đồng trở thành thế mạnh
Lễ hội hợp tác quốc tế: Điểm nhấn hút khách du lịch đến Hà Nội | |
Du lịch di sản: Thế mạnh của du lịch Thủ đô |
Nằm ở vị trí xa nhất của thành phố Hà Nội, huyện Ba Vì đang trở điểm đến ưa thích của nhiều du khách nhờ tận dụng thế mạnh điều kiện tự nhiên làm du lịch cộng đồng. Ngay từ cấp thôn, xã, nhiều mô hình du lịch được xây dựng đang phát huy hiệu quả.
Tìm đến xã Ba Trại (cách trung tâm huyện Ba Vì khoảng 15km), chúng tôi dễ dàng cảm nhận được không khí mát mẻ bên hàng chè xanh rì, cao ngang hông, thẳng tắp trải dài trên sườn đồi choán hết tầm mắt. Người dân Ba Trại chia sẻ rằng, chẳng ai có thể tin nổi vùng đất trước kia “chỉ núi với chè” nay có thể trở thành điểm đến văn hóa, giáo dục của nhiều đoàn học sinh, du khách vào dịp lễ, ngày cuối tuần.
Theo lãnh đạo xã Ba Trại, bên cạnh giá trị sản lượng gần 4.000 tấn chè/năm đảm bảo ổn định đời sống người dân, cây chè Ba Trại đang dần hòa mình vào “ngành công nghiệp không khói”, việc phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Trại đã góp phần khơi dậy những tiềm năng phát triển du lịch của huyện.
Du lịch cộng đồng đang ngày càng phát triển tại xã Ba Trại (huyện Ba Vì) |
Dẫn chúng tôi qua những nương chè đạt tiêu chuẩn VietGAP, Giám đốc hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Ba Trại (HTX Ba Trại) Bùi Ngọc Kiên cho biết: Từ năm 2017, HTX Ba Trại bắt đầu triển khai phát triển mô hình du lịch cộng đồng.
Các đoàn khách sẽ có cơ hội được hướng dẫn viên là các xã viên của HTX trực tiếp giới thiệu về làng nghề chè. Đoàn sẽ đi thăm và trải nghiệm thực tế các công đoạn từ trồng, chăm bón, thu hái, chế biến đến pha trà, đặc biệt, khách sẽ được nghe các làn điệu dân ca, xem những bộ trang phục độc đáo của người Mường.
Hiện nay du khách đến với Ba Trại chủ yếu là học sinh ở nội thành Hà Nội. Tuy nhiên mô hình du lịch cộng đồng ở Ba Trại không chỉ hướng tới đối tượng là học sinh mà còn đại đa số người dân.
“HTX Ba Trại đã thực hiện liên kết với các công ty du lịch tổ chức đưa đoàn vào tham quan, trải nghiệm với mức phí là từ 20.000 – 25.000 đồng/người, khi phát triển mô hình này, người dân sẽ trực tiếp tham gia và thu lợi. Từ đó, sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, người dân sẽ có ý thức hơn trong việc giữ gìn cảnh quan tự nhiên, văn hóa truyền thống và giúp phần khẳng định thương hiệu chè Ba Trại.
Hơn hết, từ việc làm cụ thể chúng tôi xác định được những khó khăn về tiềm năng du lịch của địa phương để tìm cách khắc phục, trong tương lai Ba Trại sẽ thay đổi hơn nữa nhờ triển khai công trình lưu trú cho du khách đậm bản sắc vùng chè đang được xây dựng ”, ông Kiên chia sẻ.
Xã Hồng Vân (huyện Thường Tín) cũng là điểm sáng khi kết hợp trồng cây cảnh với du lịch cộng đồng. |
Không chỉ riêng nông nghiệp của Ba Trại, du lịch cũng trở thành “chất xúc tác” cho nhiều vùng ngoại đô khác của Hà Nội. Trong đó có thể kể đến như các cơ sở sản xuất nón lá làng Chuông ở xã Phương Trung (huyện Thanh Oai), làng cổ Đường Lâm (Thị xã Sơn Tây), cộng đồng dân cư ở xã Cổ Loa (huyện Ðông Anh), làng nhiếp ảnh Lai Xá (huyện Hoài Ðức), xã Mê Linh (huyện Mê Linh), xã Hương Sơn (huyện Mỹ Ðức)...
Xuôi về phía Nam cửa ngõ của Thủ đô, xã Hồng Vân (huyện Thường Tín) cũng là điểm sáng khi kết hợp trồng cây cảnh với du lịch cộng đồng. Trong thời gian tới, Hồng Vân hướng đến mục tiêu đón được 1000 lượt khách du lịch quốc tế, 500.000 lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 50 tỷ đồng, qua đó đưa du lịch thành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Có thể thấy hiệu quả mà du lịch cộng đồng đã đem lại cho người dân và các địa phương là rất lớn. Việc phát triển du lịch cộng đồng ở Hà Nội không chỉ tạo việc làm ổn định, đa dạng hóa sản phẩm du lịch mà còn khai thác được những lợi thế du lịch vùng ngoại thành. Tạo thế cân bằng giữa khu vực nội thành và ngoại thành, góp phần quảng bá đa dạng hình ảnh của Hà Nội đến với du khách trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, dù đã xuất hiện những năm gần đây song có thể thấy du lịch cộng đồng tại Hà Nội đang hoạt động kiểu manh mún. Vai trò tham gia của người dân địa phương còn hạn chế, giá tour thấp, chưa mang lại lợi nhuận tương xứng để tạo nên sự phát triển bền vững, hấp dẫn.
Để du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm đặc sắc, rất cần những cách làm hay của địa phương, sự đầu tư bài bản của các cơ quan chức năng và sự phối kết hợp chặt chẽ của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đó, ngành Du lịch Hà Nội đang có những quan tâm đến phát triển du lịch cộng đồng. Đó cũng là cơ sở tốt để loại hình du lịch này khẳng định được vị thế, bản sắc, góp phần thu hút khách du lịch đến với Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Du lịch 19/12/2024 09:00
Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025
Du lịch 08/12/2024 20:15
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội
Du lịch 06/12/2024 06:37
11 tháng năm 2024 Hà Nội đón gần 5,8 triệu lượt khách du lịch
Infographic 03/12/2024 16:16
"Đêm Trúc Bạch" - Dấu ấn mới trong phát triển du lịch đêm Thủ đô
Du lịch 29/11/2024 22:38
Ngành du lịch TP.HCM đạt doanh thu 190.000 tỷ đồng
Du lịch 29/11/2024 10:28
Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp
Du lịch 26/11/2024 18:15
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Du lịch 22/11/2024 08:40