Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Cần “phá băng” các rào cản | |
Chúng ta chưa sẵn sàng chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang trí thức |
Theo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mỹ Đức, về lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, hàng năm, UBND huyện chỉ đạo triển khai các kế hoạch thực hiện tốt công tác tiêm phòng dịch bệnh và phòng, chống dịch cúm cho đàn gia súc, gia cầm. Duy trì tốt số lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện. Năm 2008 tổng số lượng đàn trâu, bò đạt 12.374 con; tổng đàn lợn 93.917 con, đàn dê 3.836 con, tổng đàn gia cầm 553.000 con; Thủy sản 2.396,36 ha.
Năm 2017 tổng đàn trâu, bò 5.349 con; tổng đàn lợn 110.836 con; tổng đàn gia cầm 964.844 con; Thủy sản 2.396,36 ha. Số lượng chăn nuôi cơ bản được giữ vững và ổn định, tuy nhiên các hộ sản xuất, chăn nuôi tập trung vào sản xuất tập trung, số lượng lớn và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ứng dụng trong chăn nuôi và từng bước tiến tới sản xuất theo mô hình chuỗi sản phẩm chăn nuôi.
Mô hình trồng bưởi Diễn tại xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức |
Bên cạnh đó, các phòng, ban chức năng thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra đồng ruộng, dự báo phát hiện sâu bệnh và sinh vật hại cây trồng vụ xuân và vụ mua. Tổ chức định kỳ 2-3 đợt kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện. Tổ chức các đợt tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện đặc biệt là tại các điểm kinh doanh tại khu vực Chùa Hương và trên địa bàn xã Hương Sơn. Tiến hành lấy các mẫu sản xuất chăn nuôi, mẫu nuôi trồng thủy sản, mẫu rau để kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm về chất cấm, tồn dư hóa chất, kháng sinh và tiến hành cho các hộ ký cam kết không sử dụng chất cấm trong danh mục chăn nuôi, trồng trọt.
Triển khai định kỳ hàng năm cấp phát 290 quyển nông lịch hàng năm cho lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật các cơ quan khối nông nghiệp và cá bộ 23 HTX nông nghiệp trên địa bàn. Trong 10 năm đã tổ chức 1.000 lớp với 50.000 lượt người tham gia các lớp tập huấn với các ứng dụng khoa học kỹ thuật, tiến bộ mới trong gieo cấy, trồng trọt, chăn nuôi, các mô hình sản xuất mới dần dần cơ giới hóa ngành nông nghiệp, giảm sức lao động của nhân dân, tăng giá trị canh tác như mô hình máy gặt liên hợp; mô hình máy làm đất; mô hình mạ khay - máy cấy; kỹ thuật cấy lúa hiệu ứng hàng biên; mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; mô hình trồng cây dược liệu...
Trong 10 năm qua công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi luôn được các cấp chính quyền chú trọng và đặc biệt quan tâm. Kết quả chuyển đổi cơ cấu từ đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang mô hình sản xuất đa canh với diện tích là 1.721,66 ha với 1.702 hộ tham gia. Trên địa bàn huyện đã có 121 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ NN&PTNT. Thường xuyên tăng cường kiểm tra, rà soát, phát hiện kịp thời và xử lý các vi phạm đê điều, công trình thủy lợi trên địa bàn quản lý; Kiểm tra, đôn đốc tu sửa các công trình thủy lợi, đê điều phục vụ sản xuất và phòng chống thiên tai hàng năm.
Thực hiện nghiêm các chỉ đạo, hàng năm tiến hành tổng kết, đánh giá về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn; tổ chức tập huấn cho đại đội xung kích và lực lượng điếm canh đê hàng năm; chỉ đạo ứng trực và phòng, chống bão theo đúng kế hoạch đề ra. Đến năm 2017 chỉ đạo các cơ quan, đơn vị rà soát, thu thập hồ sơ và thực hiện bàn giao công trình thủy lợi trên địa bàn huyện cho thành phố quản lý theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND thành phố Hà Nội.
UBND huyện Mỹ Đức cũng sát sao trong công tác chỉ đạo các HTX nông nghiệp tiến hành đại hội thành viên quyết toán, nộp báo cáo ngân sách hàng năm. Hướng dẫn các HTX tổ chức Đại hội thường niên, nhiệm kỳ theo đúng quy định. Phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội thường xuyên tiến hành rà soát, báo cáo thực trạng, đề xuất giải pháp phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn.
Triển khai thực hiện Kết luận số 56-KL/TW, ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và Chỉ thị số 19/CT-TTg, ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật HTX trên địa bàn huyện đến năm 2020. Tổ chức triển khai thực hiện Hướng dẫn số 54/HD-LMHTX, ngày 30/3/2016 của Ban Chỉ đạo Phát triển kinh tế tập thể thành phố Hà Nội về việc đánh giá tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động hiệu quả ở các xã xây dựng nông thôn mới.
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20