Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp ở nông thôn: Vẫn còn nhiều thách thức
Đào tạo nguồn nhân lực ngành Y: Cần tạo những bước đột phá | |
Đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam để phát triển ngành kinh tế mũi nhọn | |
Đức sẽ hợp tác với Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề |
Tuy nhiên, hiện nay, có một thực tế là trình độ chuyên môn phục vụ nông nghiệp vẫn còn thấp, hệ thống đào tạo nghề lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực hiện đại tại nông thôn đang là yêu cầu cấp bách đặt ra.
Đào tạo lao động trong nông nghiệp ở nông thôn còn nhiều thách thức. |
Nhiều cơ hội mới
Phát triển nông nghiệp, nông thôn có vị trí quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, xây dựng và phát triển nông thôn mới thì nguồn lao động đóng vai trò thiết yếu. Thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở nước ta thời gian qua cho thấy, ở địa phương nào huy động được càng nhiều trí tuệ, công sức của người dân xây dựng nông thôn mới thì địa phương đó càng sớm thực hiện được các tiêu chí xã, huyện nông thôn mới và ngược lại.
Tại Hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn”, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn Lê Đức Thịnh đưa ra dự báo, đến năm 2030 sẽ có từ 4,5 – 6 triệu lao động có nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp. Theo đó, dự kiến đến năm 2030 sẽ có khoảng 100.000 doanh nghiệp nông nghiệp, 30.000 hợp tác xã, 70.000 tổ hợp tác và 70.000 trang trại nông nghiệp. Bên cạnh đó, quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp dự kiến sẽ hình thành 13 sản phẩm chủ lực cấp quốc gia; từ 200-300 sản phẩm chủ lực cấp vùng và tỉnh; khoảng 2.500 sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Do đó, nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là rất lớn. |
Có thể thấy, trong 10 năm qua chất lượng nguồn nhân lực và lao động nông thôn nước ta đã có sự chuyển biến tích cực góp phần thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới.
Phát biểu tại Hội thảo, “Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn” mới đây diễn ra tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam khẳng định: Nâng cao kỹ năng nghề cho lao động nông thôn nói chung và trong nông nghiệp nói riêng là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, đến nay ngành nông nghiệp đã triển khai tổ chức đào tạo được trên 2,3 triệu lao động nông thôn được học nghề nông nghiệp.
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các địa phương tổ chức đào tạo cho lao động trong các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng nguyên liệu, có liên kết sản xuất với doanh nghiệp. Các vùng sản xuất sản phẩm chủ lực của địa phương, sản xuất an toàn thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Kết quả là đã tạo chuyển biến cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường, hình thành đội ngũ lao động lành nghề, giúp nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Những năm qua, tỷ lệ lao động sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nâng cao thu nhập đạt trên 90%. Nông dân sau khi học nghề nông nghiệp đã áp dụng được kỹ năng mới vào sản xuất. Nhiều lao động sau học nghề đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đem lại thu nhập gấp 3 - 4 lần trước đây.
Giá trị sản xuất tăng từ 83 triệu đồng/ha (2015) lên 90,1 triệu đồng/ha (2018). Năng suất lao động tăng 3,5 - 4%/năm. Nâng cao tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm từ 80% (2015) lên đến 90% (2018).
Thực tế cho thấy, nhiều mô hình tạo việc làm, đào tạo nghề cho lao động phục vụ nông nghiệp ở nông thôn đã mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu như Chương Mỹ (Hà Nội) là một trong số những huyện đi đầu và áp dụng thành công mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Năm 2018, huyện đã tổ chức 50 lớp đào tạo nghề cho 1.750 lao động, trong đó có 1.120 chỉ tiêu nghề nông nghiệp. Thu hút đông đảo học viên tham gia là lớp đào tạo nghề chăn nuôi - thú y đang được tổ chức tại xã Đông Phương Yên (huyện Chương Mỹ). Khi đến với khóa đào tạo nghề này, các học viên được trang bị nhiều kiến thức về giống, vốn, cách phòng chữa bệnh, chăn nuôi đúng kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.
Với kiến thức có được sau khóa đào tạo, nhiều gia đình đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi quy mô, bố trí khoa học, phát triển kinh tế gia đình, như hộ ông Nguyễn Văn Hoan ở xã Đông Phương Yên đã xây được nhà khang trang nhờ phát triển kinh tế. Ông Hoan cho biết, trước đây, do không nắm được kiến thức, việc làm ăn của gia đình rất bấp bênh, kinh tế luôn khó khăn.
Từ khi theo học lớp chăn nuôi thú y theo Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, nắm được kỹ thuật, có kiến thức, ông quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi. Mới đây, vợ ông Hoan cũng theo học lớp sơ cấp chăn nuôi thú y; con trai ông đang theo học lớp trung cấp nông nghiệp. Bên cạnh lớp đào tạo nghề về chăn nuôi - thú y, tại xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ) cũng đã tổ chức hai lớp đào tạo nghề trồng lúa chất lượng cao cho nông dân.
Cần thúc đẩy nguồn nhân lực trẻ khởi nghiệp
Huyện Phú Xuyên (Hà Nội) cũng là địa bàn tổ chức tốt các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Năm 2018, huyện đã tổ chức 15 lớp dạy trồng rau an toàn, kỹ thuật trồng rau và chăm sóc cây ăn quả, kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, chăn nuôi thú y, kỹ thuật chăn nuôi gia cầm cho 525 học viên.
Để công tác đào tạo mang lại hiệu quả cao, huyện tiếp tục tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp giúp người lao động có nhận thức đúng đắn về học nghề, qua đó, thu hút người lao động, nhất là thanh niên tham gia học nghề để xây dựng nông thôn mới.Trong những năm tới, huyện cũng tập trung chú trọng thúc đây nguồn nhân lực trẻ khởi nghiệp tại địa phương.
Có thể thấy, trong giai đoạn hiện nay, những cơ hội mới trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao cũng chính là thách thức được đặt ra đối với nguồn lao động. Thực tế là, nhìn chung nguồn nhân lực và lao động nông thôn nước ta nói riêng còn thấp. Cả nước có khoảng 10 triệu hộ nông dân với hơn 30 triệu lao động nhưng chỉ có 17% được đào tạo qua lớp tập huấn. Đặc biệt, việc đào tạo nghề nông thôn vẫn còn có thực trạng “cung” chưa khớp với “cầu”, chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Một số nơi chưa thực hiện tốt việc khảo sát nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề của lao động nông thôn, từ đó chưa phát huy việc đào tạo nghề nông nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động.
Nhiều nơi chưa xây dựng kế hoạch để đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ. Bên cạnh đó, việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ năng nghề, chương trình, giáo trình đào tạo nghề nông nghiệp chưa thật phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người học nghề. Việc dạy và học nghề ở nhiều nơi còn mang tính hình thức.
Đối với vấn đề đào tạo khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao và năng lực tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, đại diện Hội Khoa học phát triển nông thôn cho rằng, đối tượng được coi là lực lượng nòng cốt để chuyển giao khoa học công nghệ chính là thế hệ tri thức trẻ, các kĩ sư công nghiệp đại học về nông thôn. Bản thân các trường đại học chuyên về khối nông – lâm – ngư nghiệp cũng như các khối kinh tế phải chỉnh sửa công tác đào tạo để hướng tới cho người học về đầu ra và công tác xây dựng nông thôn mới tại bản, làng.
Kim Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao
Việc làm 17/12/2024 08:01
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 17/12/2024 06:27
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025
Việc làm 15/12/2024 18:52
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm
Việc làm 15/12/2024 08:05
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng
Việc làm 14/12/2024 20:31
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 12/12/2024 20:46
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động
Việc làm 12/12/2024 14:00
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 11/12/2024 11:03