Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Chú trọng chất lượng hơn số lượng

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được TP.Hà Nội đặc biệt quan tâm và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Năm 2016, theo kế hoạch, toàn Thành phố sẽ đào tạo nghề cho 30.490 lao động nông thôn với tổng kinh phí đào tạo nghề đạt 69,815 tỉ đồng - gấp 156,9% so với năm 2015.
chu trong chat luong hon so luong Thành phố sẽ đào tạo nghề cho 30.490 lao động nông thôn

Đào tạo nghề cho 30.490 lao động nông thôn

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trong 6 tháng đầu năm, Thành phố đã có 10/20 quận, huyện và thị xã tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với sự tham gia của 52 cơ sở đào tạo nghề. Kết quả, tổ chức được 149 lớp với 5.110 người tham gia học nghề, đạt 17% kế hoạch năm 2016. Cụ thể, nghề nông nghiệp có 87 lớp đào tạo được 3.006 người. Nghề phi nông nghiệp là 62 lớp đào tạo cho 2.104 người. Trong đó, đào tạo nghề cho đối tượng hưởng chính sách, người có công với Cách mạng là 203 người; dân tộc thiểu số là 526 người; hộ nghèo là 501 người; đối tượng bị thu hồi đất 809 người; người khuyết tật 17 người; hộ cận nghèo 2 người; các đối tượng khác là 3.025 người…Trong đó các huyện đều bám sát đặc thù, thế mạnh riêng của địa phương để mở các ngành nghề đào tạo phù hợp cho người lao động.

chu trong chat luong hon so luong
Lớp dạy nghề làm lồng chim ở huyện Thanh Oai.

Hai lĩnh vực nghề được chú trọng là các nghề nông nghiệp như: Trồng nấm, trồng cây ăn quả, chăn nuôi...Nghề phi nông nghiệp như: Tin học văn phòng, may công nghiệp, nấu ăn, điện dân dụng, mây tre đan. Nhiều lao động sau khi học nghề tự tạo việc làm tại gia đình, địa phương như mở quán ăn nhỏ, trồng nấm. Những lao động học nghề kỹ thuật trồng rau an toàn và kỹ thuật chăn nuôi gia cầm đã biết áp dụng kiến thức, kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, phát triển khu trồng rau an toàn và gia cầm đảm bảo chất lượng cung cấp cho thị trường nông sản. Đặc biệt có những lao động nông thôn sau khi học nghề đã lập trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp trồng cây cảnh có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng; đồng thời tạo việc làm cho các lao động khác trong xã.

Từ kết quả đạt được, theo kế hoạch năm 2016, toàn Thành phố sẽ đào tạo nghề cho 30.490 lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, gấp 141,7% so với năm 2015. Tổng kinh phí đào tạo nghề đạt 69,815 tỉ đồng, gấp 156,9% so với năm 2015. Đây sẽ là những cơ hội tốt cho các lao động nông thôn được tiếp cận nghề một cách bài bản và có cơ sở để vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Quyết liệt trong đào tạo nghề

Tại hội nghị trực tuyến “Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn TP Hà Nội” do UBND Thành phố tổ chức sáng 16.8, các quận, huyện trên địa bàn cho rằng: Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Do thời gian thực hiện chỉ tiêu ban hành theo chuẩn nghèo mới khá ngắn, trong khi chỉ tiêu giảm nghèo Thành phố giao cho các đơn vị tương đối cao. Công tác đào tạo nghề chưa sát với thực tế, việc tuyên truyền tư vấn cho người lao động nghề chưa phù hợp. Sau đào tạo nghề, tỉ lệ có việc làm của các lao động còn thấp do kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Giải pháp đào tạo nghề các đơn vị đưa ra là chủ yếu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn để các đối tượng này có thể tự tạo việc làm sau đào tạo nghề. Một số huyện trên địa bàn đã kiến nghị Thành phố xem có cơ chế đặc thù về đào tạo nghề cho các xã dân tộc miền núi như xã An Phú (huyện Mỹ Đức) và xã Ba Vì (huyện Ba Vì)…

Từ kết quả đạt được, theo kế hoạch năm 2016, toàn Thành phố sẽ đào tạo nghề cho 30.490 lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, gấp 141,7% so với năm 2015. Tổng kinh phí đào tạo nghề đạt 69,815 tỉ đồng, gấp 156,9% so với năm 2015. Đây sẽ là những cơ hội tốt cho các lao động nông thôn được tiếp cận nghề một cách bài bản và có cơ sở để vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý, ngay từ đầu năm, Thành phố đã rất quyết liệt trong công tác chỉ đạo, song việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn mới thực hiện được 17% kế hoạch năm. Do đó, những tháng cuối năm, các ngành cần phải quyết liệt hơn nữa trong việc thực hiện công tác giảm nghèo cũng như đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Phó Chủ tịch đề nghị, các quận, huyện, thị xã phải đánh giá, phân tích cụ thể các hộ nghèo, hộ không có khả năng thoát nghèo, nhóm hộ không có việc làm, nhóm cần đáp ứng tiếp cận thông tin đa chiều… từ đó phân tích từng nhóm, đưa ra nguyên nhân và giải pháp cho từng nhóm cụ thể. Ngoài ra, các địa phương cần đưa ra các giải pháp giảm nghèo một cách tích cực, tập trung vào 7 dịch vụ: Hỗ trợ tạo việc làm, phối hợp doanh nghiệp tạo việc làm sau đào tạo, hỗ trợ vay vốn xuất khẩu, có những chính sách liên quan dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin nước sạch, nhà ở…

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng khẳng định, đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần tạo việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân. Vì vậy, để làm tốt công tác này, Phó Chủ tịch đề nghị các đơn vị rà soát, phân loại các đối tượng để đạt hiệu quả cao trong công tác đào tạo. Phó Chủ tịch Ngô Văn Quý cho rằng: Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần chú trọng đến chất lượng hơn số lượng, nên ngay từ đầu phải có sự giám sát chặt chẽ từ chương trình, nội dung giảng dạy đến việc sắp xếp thời gian học, lớp học cho các đối tượng… Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Ngô Văn Quý đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức đợt kiểm tra toàn diện công tác đào tạo vào cuối năm 2016. Đồng thời, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ nay đến năm 2020…

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Ngày 11/7, phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đã diễn ra thành công, thu hút hàng nghìn người lao động và hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Sự kiện này đã phần nào hiện thực hóa các kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

(LĐTĐ) Là một mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa phổ thông dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chương trình học nghề hệ 9+ (Chương trình 9+) hiện đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý cho các em học sinh vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng nghề để có thể lập nghiệp từ sớm.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.
Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

(LĐTĐ) Theo luật hiện hành, doanh nghiệp có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm, sau khi tham khảo ý kiến của người lao động, song cơ quan có thẩm quyền khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định chung...
Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động quý II vừa qua là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137.000 đồng so với quý trước. Nguyên nhân do quý II không còn các khoản thu nhập bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động