Đào tạo nghề bình quân 2,25 triệu người/năm
Theo đó, mục tiêu chung của quy hoạch là hình thành mạng lưới có đủ năng lực đào tạo nhân lực các cấp trình độ trong giáo dục nghề nghiệp với quy mô, cơ cấu hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học và yêu cầu của thị trường lao động góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Mục tiêu cụ thể, đến năm 2020, mạng lưới đủ năng lực đào tạo bình quân khoảng 2,25 triệu người/năm, trong đó: trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng chiếm khoảng 70% và 10% người học trình độ trung cấp trở lên thuộc các ngành, nghề trọng điểm; phát triển 70 trường chất lượng cao và 150 ngành, nghề trọng điểm (trong đó: có 3 trường đạt đẳng cấp quốc tế; 40 trường và 54 ngành, nghề tiếp cận với trình độ của các nước ASEAN-4 hoặc các nước tiên tiến trên thế giới); 100% các cơ sở đào tạo được chuẩn hóa theo các điều kiện quy định về đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; mạng lưới có khoảng 35% cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
![]() |
Ảnh minh họa: nguồn Internet |
Đến năm 2030, mạng lưới đủ năng lực đào tạo bình quân khoảng 2,3 triệu người/năm, trong đó: trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng khoảng 60% và 20% người học trình độ trung cấp trở lên thuộc các ngành, nghề trọng điểm; phát triển 120 trường chất lượng cao và 200 ngành, nghề trọng điểm (trong đó: có từ 10 đến 15 trường đạt đẳng cấp quốc tế; 70 trường và 90 ngành, nghề tiếp cận với trình độ của các nước ASEAN-4 hoặc các nước tiên tiến trên thế giới); 100% các cơ sở đào tạo được chuẩn hóa theo chuẩn quốc gia trong đó một số tiêu chí tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4; mạng lưới có khoảng 45% cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo dự thảo, cơ cấu mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau: Theo cấp trình độ đào tạo gồm: Trường cao đẳng (đào tạo trình độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, cao đẳng nâng cao), trường trung cấp (đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp) và trung tâm giáo dục nghề nghiệp (đào tạo trình độ sơ cấp).
Theo hình thức sở hữu gồm: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo phân tầng chất lượng: Trường đạt đẳng cấp quốc tế, trường chất lượng cao, trường được chuẩn hóa theo chuẩn quốc gia.
Mục tiêu chung của quy hoạch là hình thành mạng lưới có đủ năng lực đào tạo nhân lực các cấp trình độ trong giáo dục nghề nghiệp với quy mô, cơ cấu hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học và yêu cầu của thị trường lao động góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. |
Theo đối tượng đào tạo gồm: Cơ sở đào tạo đối tượng đặc thù (người dân tộc thiểu số, người khuyết tật và các đối tượng đặc thù khác), cơ sở đào tạo ngành, nghề đặc thù (chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, y tế và các ngành, nghề đặc thù khác).
Theo lĩnh vực đào tạo: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên ngành và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đa ngành. Về ngành, nghề đào tạo, theo dự thảo, đến năm 2020, học sinh, sinh viên học các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 40%, lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 32% và lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 28%. Đến năm 2030 học sinh, sinh viên học các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 42%, lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 38% và lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 20%.
Về nguồn lực thực hiện quy hoạch, theo dự thảo, ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó ưu tiên đầu tư theo nghề trọng điểm, trường chất lượng cao, trường đạt đẳng cấp quốc tế và các cơ sở đào tạo đặc thù. Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn xã hội hoá, ODA, FDI, nguồn lực đầu tư trong nước để phát triển giáo dục nghề nghiệp.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
C.P
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động qua các hoạt động văn hóa, thể thao

Phản ứng của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu

Xe điện 7 chỗ đầu tiên của VinFast: Lựa chọn hoàn hảo cho gia đình đa thế hệ
Tin khác

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
Việc làm 02/04/2025 21:59

Đi làm việc theo chương trình EPS: Chỉ tiêu giảm, người đăng ký đông
Việc làm 02/04/2025 09:18

Cơ hội làm việc trong ngành hộ lý tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam
Việc làm 28/03/2025 14:12

Quý 1/2025: Hơn 37.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 26/03/2025 16:40

Cuộc đua AI: Cần chính sách phát triển nguồn nhân lực
Việc làm 26/03/2025 16:19

Ngành Bất động sản và xây dựng: Tuyển dụng bùng nổ nhờ tín hiệu phục hồi
Việc làm 25/03/2025 09:46

Hà Nội: Hơn 33.000 lao động được giải quyết việc làm
Việc làm 25/03/2025 06:37

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông 2025: Cầu nối doanh nghiệp và người lao động
Việc làm 24/03/2025 16:13

Kết nối cơ hội nghề nghiệp cho hàng nghìn sinh viên
Việc làm 23/03/2025 20:38

Nhu cầu tuyển dụng tăng lên ở nhiều ngành nghề
Việc làm 22/03/2025 11:53