Đan Phượng cần điều chỉnh kế hoạch đầu tư công cho mục tiêu lên quận
Mới đây, Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân Thành phố (HĐND TP) Hà Nội đã giám sát tại huyện Đan Phượng về công tác giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán thu - chi ngân sách năm 2019; tình hình triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020.
Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Hà Nội Hồ Vân Nga phát biểu tại buổi giám sát. (Ảnh: Quang Phú) |
Theo báo cáo của huyện Đan Phượng, năm 2019, Thành phố giao huyện 14 chỉ tiêu, HĐND huyện giao 20 chỉ tiêu. Trong đó, có 8 chỉ tiêu HĐND huyện giao cao hơn TP là tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế, giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, số hộ thoát nghèo, tỷ lệ làng, thôn, cụm dân cư được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng văn hóa, tỷ lệ dân số được cấp nước sạch, tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom, tỷ lệ gia đình văn hóa.
Đến nay, huyện đang cố gắng hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu do Thành phố và HĐND huyện giao. Về đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, tổng nguồn thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến 2.751 triệu đồng, tổng thu ngân sách huyện sau điều tiết 2.103 triệu đồng. Tổng nguồn dự kiến chi cho đầu tư xây dựng cơ bản là 2.510 tỷ 323 triệu đồng, trong đó, ngân sách Thành phố hỗ trợ là 650,5 tỷ đồng, nguồn phân cấp ngân sách huyện là 1.859 tỷ 823 triệu đồng.
Huyện đã xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 gắn với xã hội hóa để tạo các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản. Việc phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm cho các công trình, dự án được thực hiện đúng quy định tại điều 54 Luật Đầu tư công.
Từ năm 2016-2018, tổng số vốn đã giải ngân trong đầu tư công trung hạn là hơn 1.116 tỷ đồng, đạt 91,4% kế hoạch giao. Về giải ngân 4 tháng đầu năm 2019 vốn đầu tư ngân sách cấp huyện, đã thực hiện là 89.414 triệu đồng, đạt 25% kế hoạch vốn giao (kế hoạch vốn giao năm 2019 là 363.350 triệu đồng), trong đó: Nguồn mục tiêu giải ngân 14.300/64.250 triệu đồng, nguồn Xổ số kiến thiết giải ngân 8.360/21.700 triệu đồng, Nguồn phân cấp là 66.754/277.400 triệu đồng,…
Trong việc giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đan Phượng thời gian qua còn gặp một số khó khăn do: Một số dự án chậm phải điều chỉnh, giãn, hoãn tiến độ thực hiện; Phải bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2018 do nhiều dự án phát sinh, nhiều dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, một số dự án đưa vào kế hoạch nhưng không thực hiện được; Nguồn vốn cần thiết đề thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2019-2020 nhất là năm 2020 tương đối lớn (năm 2020 cần khoảng 1.048,46 tỷ đồng) do vậy để hoàn thành kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 là khá khó khăn.
Với những các khó khăn trên, huyện Đan Phượng đề nghị các Sở, ngành Thành phố tham mưu HĐND Thành phố xem xét thông qua kế hoạch vốn đầu tư công các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2019-2020 của huyện: Trường THPT Thọ Xuân, Cải tạo nâng cấp đường tỉnh 422 đoạn từ dốc Liên Hà đến Quốc lộ 32 huyện Đan Phượng trong năm 2020.
Huyện cũng đề nghị Thành phố cho huyện được hưởng cơ chế đặc thù từ nguồn thu tiền sử dụng đất các dự án giao đất để đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của huyện đạt các tiêu chí quận vào năm 2020; quan tâm hỗ trợ cho huyện đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng tiêu chí hạ tầng kinh tế xã hội đô thị phấn đấu huyện lên quận, xã lên phường.
Phát biểu tại buổi giám sát, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Hà Nội Hồ Vân Nga đề nghị huyện Đan Phượng cần tiếp tục cố gắng, phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu Thành phố giao. Việc đầu tư công phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, quan tâm rà soát để bổ sung, điều chỉnh để huyện đủ điều kiện thành quận theo đề án thành phố phê duyệt, đồng thời, làm căn cứ để xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn tới.
Bên cạnh đó, bà Hồ Vân Nga cũng đề nghị huyện cần đẩy nhanh thủ tục đầu tư và các thủ tục liên quan để nhanh chóng triển khai các dự án. Rà soát nguồn tăng thu và kết dư từ năm trước để bố trí ưu tiên cho các dự án có thể đẩy nhanh tiến độ triển khai. Khi triển khai các dự án cần kịp thời giải ngân, nghiệm thu sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 19:20
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:49
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:10
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 10:32
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 09:55
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 18/12/2024 20:08
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường
Chỉ đạo - Điều hành 17/12/2024 11:28
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng
Chỉ đạo - Điều hành 16/12/2024 22:04