Đảm bảo chất lượng nguồn nước sạch
Nguy cơ được cảnh báo
Khu đô thị Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang trở thành tâm điểm của dư luận trong những ngày qua sau khi có kết quả kiểm nghiệm mẫu nước tại Trạm cấp nước Mỹ Đình 2 được chuyên gia Bộ Y tế tiến hành cho thấy hàm lượng Asen trong nước ở trạm này cao gấp gần 4 lần mức cho phép.
Điều đáng nói ở đây là, vấn đề nước sinh hoạt nhiễm Asen (thường được biết đến với tên gọi "thạch tín") không phải đến bay giờ mới được nói đến. Theo người dân ở tòa nhà CT4 cho biết, năm 2013, nhiều người dân sống trong tòa nhà phát hiện trong nước sinh hoạt có màu đỏ, đục, có mùi tanh, hôi… Sự việc đã được đại diện người dân thông báo cho công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị (HUD) và yêu cầu được sử dụng nước sạch Sông Đà thay vì nguồn nước giếng khoan mà họ đang sử dụng. Tuy nhiên, HUD lấy lý do, trong quá trình xây dựng, đơn vị đã đầu tư khá nhiều tiền để xây dựng trạm cấp nước đồng bộ cho toàn bộ khu đô thị Mỹ Đình 2, nên việc người dân muốn chuyển sang dùng nước sạch Sông Đà sẽ gây lãng phí cho công trình mà HUD đã đầu tư. HUD cũng hứa với người dân trong khu đô thị xử lý việc nước nhiễm Asen bằng cách đầu tư thêm hệ thống lọc cho trạm cấp nước Mỹ Đình 2, sau đó mẫu nước đã được gửi đi xét nghiệm ở Viện Khoa học công nghệ Việt Nam.
Tuy nhiên, theo cư dân khu vực này, không biết là trạm cấp nước đã thay thế hệ thống lọc thế nào vì không ai được biết mà cũng không có thông báo. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe, đa phần các gia đình ở đây đều lắp riêng hệ thống lọc nước, hay loại máy khử độc nước trong nhà mình, có nhà mua riêng nước Lavie để phục vụ ăn uống.
Mức độ nguy hại này đã được đề cập cách đây hàng chục năm. Các nhà khoa học đã nghiên cứu, khảo sát hiện trạng nhiễm Asen trong nước ngầm ở khu vực Hà Nội liên tục từ năm 1998 đến 2000. Sau đó công bố bản đồ nhiễm Asen trên địa bàn TP vào năm 2001 trên tạp chí Khoa học công nghệ và môi trường của Mỹ. Đến nay đơn vị vẫn tiến hành nghiên cứu thường xuyên vì nước ngầm hầu như không thay đổi.
Đảm bảo nước sạch cho người dân vùng nhiễm độc
Trước đề nghị của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long dừng hoạt động trạm cấp nước Mỹ Đình 2 cho đến khi đảm bảo nồng độ Asen trong nước phù hợp với quy định, Sở Xây dựng và Sở Y tế Hà Nội đã có phản hồi gửi tới lãnh đạo TP Hà Nội xin ý kiến và được Phó Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đồng ý với nội dung yêu cầu và phương án giải quyết.
Theo hai Sở này thì kết quả kiểm nghiệm của đoàn kiểm tra chất lượng nước Bộ Y tế về chất lượng nước của trạm cấp nước Mỹ Đình 2, mẫu nước có hàm lượng Asen cao hơn giới hạn cho phép. Tuy nhiên, hai Sở này cũng đưa ra mẫu xét nghiệm gần nhất của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội vào ngày 14.5, thì hàm lượng Asen chỉ ở mức 0,001mg/l - nằm trong mức giới hạn cho phép. Bởi vì số liệu của Hà Nội có độ vênh với Bộ Y tế nên hai Sở đi đến giải pháp là giao nhiệm vụ cho Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội thường xuyên lấy mẫu nước kiểm tra, thử lại chất lượng nước.
Công ty HUD cho biết, từ tháng 7/2013, khi có thông tin về hàm lượng Asen tại khu vực Mỹ Đình, công ty đã tiến hành nâng cấp và đầu tư vật liệu lọc để xử lý Asen. Vì vậy, ngay khi Bộ Y tế đề nghị trạm cấp nước Mỹ Đình 2 phải tạm ngừng hoạt động, đơn vị đang tiến hành vệ sinh bể phản ứng, bể nước sạch, tiến hành tẩy rửa vật liệu lọc thô tại 3 bể lọc cát và bổ sung vật liệu lọc, trong đó chú trọng đến vật liệu xử lý Asen.
Được biết, trạm cấp nước Mỹ Đình 2 đi vào hoạt động từ tháng 6/2014 với công suất thiết kế 1.200 m3/ngày đêm và cung cấp nước cho khoảng 1.290 hộ dân với khoảng 5.000 người dân sống tại khu đô thị Mỹ Đình.
Hiện trạm cấp nước Mỹ Đình 2 đang sử dụng song song hai nguồn nước, vì vậy khi trạm tạm ngừng sẽ nối nguồn nước của Công ty Vinaconex cấp cho người dân tại khu đô thị Mỹ Đình.
Ông Nguyễn Anh Việt, Tổng giám đốc công ty VIWACO cho hay, mạng lưới cấp nước sạch của công ty đã phủ kín khu Mỹ Đình 2 từ lâu và hàng tháng HUD cũng mua một khối lượng nước cấp bổ sung cho người dân. Nếu thành phố dừng trạm Mỹ Đình 2, nước sạch VIWACO sẵn sàng cấp đủ cả khu vực Mỹ Đình.
Mai Hương – Huyền Linh
Theo các nhà khoa học, sử dụng nước nhiễm Asen hay còn gọi là thạch tín là một chất độc có thể gây ra các bệnh ngoài da như biến đổi sắc tố, sạm da, sừng hoá, ung thư da… Về lâu dài, cũng có thể gây hại nhiều hệ cơ quan thần kinh, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, sẩy hoặc lưu thai…
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Giao thông 05/11/2024 17:00
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Giao thông 05/11/2024 11:32
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Giao thông 05/11/2024 09:54
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Môi trường 05/11/2024 06:25
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30