Đại biểu Quốc hội mong làm triệt để
Giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ: Tạo niềm tin với nhân dân | |
Cần có biện pháp mạnh cho người khai sai tài sản không trung thực |
Đây là minh chứng sống động về quyết tâm của Đảng trong cuộc chống tham nhũng, làm lành mạnh hóa bộ máy công quyền được nhân dân nhiệt liệt ủng hộ.
Phóng viên LĐTĐ xin lược ghi ý kiến của một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) xung quanh nội dung này bên lề hành lang Kỳ họp thứ ba Quốc hội (QH) khóa XIV đang diễn ra.
Từ nay kê khai tàn sản phải trung thực (Ảnh minh họa) |
Đại biểu Lê Thị Thủy (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương):
Có dấu hiệu vi phạm sẽ xem xét kịp thời
Theo đại biểu (ĐB) Lê Thị Thủy, thời gian qua kê khai tài sản là một trong các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhưng được đánh giá chưa hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là đã kiểm tra, giám sát nhưng chưa đầy đủ, chưa thành hệ thống bài bản.
Vì vậy, trong quy định của Bộ Chính trị đã nêu rõ, chủ thể kiểm tra đối với đối tượng này là Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Còn chủ thể giám sát là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các Chi bộ mà các cán bộ đó đang sinh hoạt. Ở cấp dưới cũng có quy định tương tự như vậy.
Về kế hoạch giám sát sẽ chia làm hai loại. Thứ nhất, từ nay trở đi sẽ có lộ trình kế hoạch xem việc kiểm tra, giám sát như thế nào. Khi cơ quan tổ chức có thẩm quyền yêu cầu cần phải kiểm tra, giám sát tài sản của cán bộ này vì lý do nào đó thì Uỷ ban Kiểm tra Trung ương sẽ tiến hành làm.
Đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao cho UB Kiểm tra Trung ương thực hiện. Thứ hai, khi có kiến nghị, phản ánh, đơn thư tố cáo có việc kê khai tài sản không trung thực. Khi có dấu hiệu vi pham quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản.
Trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu toàn bộ việc kê khai tài sản không trung thực được xử lý theo quy định của Đảng và Nhà nước và trong Văn bản 181 (Quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm của Ban chấp hành TƯ) đang sửa có điều khoản quy định nếu kê khai tài sản không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời sẽ xử lý theo điểm nào, khoản nào…Sau khi làm xong, Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ có thông cáo và công khai đầy đủ trên các phương tiện truyền thông để nhân dân biết.
ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên):
Phải có cơ chế giám sát thu nhập
Thực tế thời gian qua việc thực hiện quy định về kê khai và công khai tài sản ở một số nơi vẫn còn mang tính hình thức, do vậy khi đặt ra vấn đề này, cử tri rất đồng tình và thông qua việc kiểm tra, giám sát này có thể phát hiện những người kê khai không trung thực.
Hơn nữa, thông qua kiểm tra, giám sát cũng nhằm xem lại việc quy định kê khai như trước có đúng và phù hợp không để từ đó siết chặt lại quy định cho phù hợp với thực tiễn, đảm bảo việc thực hiện không mang tính hình thức, phục vụ cho công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Vì vậy, khi Bộ Chính trị quyết định đối tượng giám sát như vậy đã thể hiện quyết tâm của Đảng đó là không có loại trừ nào với người phải kê khai tài sản mà chức vụ càng cao sẽ phải làm gương trước. Thực tế, với những người có chức vụ càng cao quá trình kiểm tra, giám sát có khó khăn và nhạy cảm, nhưng nếu quyết tâm vẫn có thể làm được.
Đây là một trong những vấn đề thể hiện sự trong sạch, vững mạnh của Đảng, thể hiện Chính phủ có liêm chính và vì dân hay không bởi phải bắt đầu từ những vấn đề rất cụ thể và gắn liền với bản thân một đồng chí lãnh đạo. Ngoài ra, đây không chỉ là nghĩa vụ của một cán bộ công chức mà gắn liền với sự nêu gương của các đồng chí lãnh đạo trong việc kê khai tài sản.
Quan điểm của tôi, để kê khai có hiệu quả điều quan trọng phải có cơ chế quản lý được thu nhập của các đối tượng thuộc diện kê khai.Ví dụ, bất cứ vụ việc nào mà báo chí, công luận nêu vấn đề, cử tri quan tâm thì người có trách nhiệm phải công khai thông tin đó theo trách nhiệm của người quản lý nhà nước như thế nào? Như vậy, khi có vấn đề cần phải công khai, minh bạch thông tin đó để xác định được đâu là thông tin đúng, sai và đây là việc minh bạch thông tin hai chiều.
ĐB Lê Thanh Vân (Hải Phòng):
Nên chọn người tham mưu giỏi để thực hiện.
Về chủ trương kiểm tra, giám sát tài sản của 1.000 quan chức, tôi nghĩ nếu muốn làm ra tấm ra món để nhân dân tin tưởng thì Đảng phải chọn được một đội ngũ tham mưu, thực hiện đủ mạnh bao gồm những người thật sự tinh túy, những người có bàn tay sắt và bàn tay ấy phải sạch.
Chính vì vậy, tôi rất mong Tổng Bí thư tiến hành việc này mạnh mẽ như Bác Hồ đã từng làm. Muốn vậy, việc đầu tiên là tạo ra không khí dân chủ, thẳng thắn trong nội bộ, từ trên xuống dưới, không để tình trạng thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám phản đối. Thế nên, trong công tác kiểm tra một phần dựa trên kê khai của đối tượng chịu sự kiểm tra, nhưng quan trọng hơn là phải dựa vào nhân dân, báo chí để làm rõ.
Có những khối tài sản chuyển dịch sang con cái, bố mẹ, anh em mà không làm rõ nguồn gốc thì làm sao mà xử lý được. Bố làm quan chức, con mới đi học nước ngoài về thời gian ngắn đã sở hữu biệt thự tiền tỉ, xe sang... thì những tài sản ấy ở đâu ra? Nếu không có các biện pháp buộc giải trình nguồn gốc tài sản và xử lý tài sản không giải trình rõ được nguồn gốc thì đúng là còn băn khoăn về hiệu quả của việc giám sát, kiểm soát tài sản.
Chúng ta vừa trông đợi Quốc hội sớm sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật vừa trông đợi vào tính hiệu quả của các biện pháp mạnh của Đảng. Nói một cách ngắn gọn, tôi ủng hộ việc Đảng ta áp dụng các biện pháp đặc biệt, mạnh tay trừng trị nghiêm khắc vấn nạn tham nhũng. Trước hết, cần tập trung làm rõ một số vụ việc, một số nhân vật mà dư luận, nhân dân đặt nghi vấn.
H.Phạm - X. Hải (Ghi)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 17:09
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:49
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:13